Nội dung
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là đời sống vợ chồng. Vậy bệnh phụ khoa là bệnh gì? Các các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Bệnh phụ khoa là bệnh gì?
Bệnh phụ khoa là những căn bệnh có liên quan đến đường sinh sản của phụ nữ. Chúng bao gồm rối loạn kinh nguyệt, các khối u lành tính và ác tính, các bệnh liên quan đến thai nghén, nhiễm trùng và nội tiết. Trong số đó, khối u ác tính là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra căn nguyên của một số bệnh. Chẳng hạn như tình trạng nhiễm virus u nhú ở người (HPV) là một trong những yếu tố chính liên quan đến ung thư cổ tử cung. Sự bất hoạt của gen ức chế khối u BRCA1 có liên quan đến ung thư buồng trứng di truyền.
Bây giờ, cùng tìm hiểu sâu vào các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới nhé.
Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ
1. Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ: Loạn sản cổ tử cung
Đây là tình trạng tiền ung thư của cổ tử cung, do HPV – virus u nhú ở người gây ra. Bệnh này xuất hiện nhưng không có triệu chứng. Vì thế, sau 21 tuổi, bạn nên khám phụ khoa cũng như xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường xuyên nhằm phát hiện các tế bào bất thường.
Điều trị
Trong khi phết tế bào âm đạo, nếu phát hiện ra tế bào hoạt động bất thường, bác sĩ sẽ đề nghị bạn soi cổ tử cung để kiểm tra. Với trường hợp bị loạn sản cổ tử cung nhẹ, bạn cần xét nghiệm tế bào cổ tử cung thường xuyên để theo dõi hành vi của tế bào. Với trường hợp trung bình hoặc nặng, bạn sẽ phải thực hiện thủ thuật cắt bằng vòng điện (LEEP) để sinh thiết mô cổ tử cung.
Để ngăn ngừa bệnh, trẻ em gái từ 9 đến 26 tuổi cần tiêm ngừa HPV để bảo vệ trước 4 chủng virus phổ biến nhất. Nên tiêm trước khi trẻ có quan hệ tình dục. Cả trẻ nam và nữ đều có thể tiêm vaccine này.
2. Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là một trong các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Các dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt gồm: chảy máu kinh nhiều hoặc kéo dài, máu chảy khi quan hệ, chảy máu giữa các kỳ kinh, hay bị đau quặn thắt. Tùy thuộc vào tình trạng cùng mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ can thiệp nội khoa hoặc phẫu thuật.
Rối loạn kinh nguyệt bao gồm:
• Polyp nội mạc tử cung
• Tăng sản nội mạc tử cung hoặc ung thư
• Lạc nội mạc tử cung
• Hội chứng buồng trứng đa nang
• Chảy máu tử cung do rối loạn chức năng (nặng hoặc kéo dài)
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán. Các can thiệp thường là:
• Cho sử dụng thuốc chống viêm không steroid
• Dùng thuốc theo toa, vòng hoặc miếng dán âm đạo
• Cấy ghép progesterone
• Đeo dụng cụ tử cung progesterone (DCTC)
Các lựa chọn phẫu thuật gồm:
• Nội soi tử cung
• Cắt bỏ nội mạc tử cung
• Cắt bỏ tử cung
• Thủ thuật làm tắc động mạch tử cung (thuyên tắc u xơ tử cung)
>>> Đọc thêm: 12 dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa cần khám ngay
3. Sa vùng chậu, một trong những bệnh phụ khoa thường gặp
Sa vùng chậu là một trong các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Các mô liên kết và dây chằng bên trong xương chậu sẽ cố định các cơ quan vùng chậu gồm âm đạo, bàng quang, trực tràng và tử cung.
Việc mang thai, sinh nở, mãn kinh và táo bón mãn tính sẽ khiến các mô suy yếu. Đây là nguyên nhân khiến thành âm đạo bị sa xuống. Khi đó các cơ quan vùng chậu phía sau âm đạo như bàng quang, trực tràng và tử cung cũng bị sa xuống.
Triệu chứng
Các dấu hiệu sa vùng chậu gồm:
• Khó khăn trong việc đi tiêu, tiểu
• Tăng áp lực trong âm đạo hoặc trực tràng
• Âm đạo có thể phình (nhìn bên ngoài hoặc bên trong)
• Âm đạo bị kích ứng, lỏng lẻo (ví dụ nhét tampon dễ bị rơi ra hay quan hệ ít cảm giác)
Chẩn đoán và điều trị
Sau khi hỏi về bệnh sử, bác sĩ sẽ khám phụ khoa. Bạn sẽ được vật lý trị liệu sàn chậu hoặc đeo thiết bị pessary trong âm đạo nhằm làm giảm triệu chứng.
Sa vùng chậu có thể được cố định bằng cách phẫu thuật đường âm đạo, nội soi hoặc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu vùng bụng.
>>> Bạn có thể quan tâm: 10 bài tập làm se khít vùng kín, giúp âm đạo chắc khỏe
4. Đau vùng chậu mãn tính
Một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ nữa là đau vùng chậu. Đau vùng chậu mãn tính do các bệnh sau gây đau dữ dội như: hội chứng đau bàng quang, lạc nội mạc tử cung, hội chứng ruột kích thích (IBS), u xơ tử cung hoặc rối loạn chức năng cơ sàn chậu. Khoảng 20% phụ nữ gặp phải tình trạng này. Cơn đau sẽ diễn ra dai dẳng ở giữa rốn và xương mu, kéo dài hơn sáu tháng.
Nếu cơn đau không giảm khi uống thuốc và ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, bạn cần đi khám ngay.
Triệu chứng
Cơn đau diễn ra âm ỉ hoặc đau nhức đột ngột, đau buốt. Các dấu hiệu phổ biến gồm:
• Co thắt dữ dội âm đạo, đặc biệt nghiêm trọng khi bị hành kinh
• Cảm thấy áp lực trong khung chậu
• Đau khi đi tiêu tiểu
• Đau khi quan hệ tình dục
• Tâm trạng thay đổi, ví dụ như trầm cảm
Chẩn đoán và điều trị
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, xem xét hồ sơ trước đó nếu có, khám và siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ để xác định lý do cụ thể.
Đôi khi tình trạng nhiễm trùng cũng có thể gây ra các triệu chứng trên. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào nhỏ từ cổ tử cung và âm đạo để xét nghiệm giống như làm xét nghiệm Pap smear. Hoặc bác sĩ cũng có thể lấy mẫu (sinh thiết) mô để kiểm tra cho rõ hơn.
Ở một số người, việc mất cân bằng cơ sau khi mang thai hoặc kích thích mô liên kết xung quanh dây thần kinh vùng chậu (gồm cả dây thần kinh lưng), tổn thương có thể là nguyên nhân đau vùng chậu mãn tính.
Khi các dây thần kinh vùng chậu bị nén hay cuốn vào, chúng sẽ kích hoạt nhận thức về các cơ quan hoặc mô vùng chậu. Biện pháp xử lý là chặn dây thần kinh hướng dẫn bằng sóng siêu âm để giảm đau.
5. Các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới: U xơ tử cung
U xơ tử cung (còn gọi là u cơ) thường phát triển trong tử cung, đặc biệt trong thời kỳ sinh đẻ. Đây là một loại u lành tính phổ biến ở phụ nữ. Một số loại u xơ tử cung khác nhau sẽ phát triển ở nhiều vị trí trong và quanh tử cung như:
• U xơ dưới niêm mạc xuất hiện dưới lớp niêm mạc bên trong của tử cung. U này gây biến dạng đường viền bình thường của thể hang.
• Các khối u xơ tiến triển trong thành tử cung cũng có thể làm thay đổi hình dạng của tử cung.
• Khối u xuất hiện ở bên ngoài tử cung có thể chèn ép vào các bộ phận xung quanh.
U xơ liên quan đến nồng độ hormone. Vì thế sự phát triển của u xơ tử cung sẽ giảm dần khi phụ nữ bắt đầu mãn kinh.
Các triệu chứng u xơ tử cung
Các khối u lớn có thể gây chảy máu nhiều, đau dữ dội nhất là trong kỳ kinh. Các dấu hiệu gồm:
• Cảm thấy bụng phồng lên hoặc áp lực
• Đi tiểu thường xuyên hoặc bí tiểu do áp lực lên bàng quang
• Bị táo bón
• Đau lưng dưới
• Đau khi quan hệ tình dục
• Choáng váng do thiếu máu, vì bị chảy máu nhiều
• Khó mang thai
Chẩn đoán và điều trị
Sau khi hỏi bệnh sử, bác sĩ sẽ khám phụ khoa, siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ để xác định nguyên nhân.
Người bị bệnh nhẹ sẽ được kê thuốc giảm đau, dùng phương pháp điều trị hormone như thuốc tránh thai nhằm giảm triệu chứng, thu nhỏ kích thước u xơ. Bác sĩ cũng có thể làm thủ thuật thuyên tắc u xơ tử cung bằng cách tiêm chất gây tắc mạch để ngăn chặn nguồn cung cấp máu giúp khối u xơ phát triển. Tử cung và buồng trứng không bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, bác sĩ cũng loại bỏ u xơ bằng phẫu thuật:
• Cắt bỏ khối u xơ.
• Cắt bỏ tử cung gồm loại bỏ hoàn toàn tử cung và u xơ. Việc cắt tử cung sẽ làm mất chu kỳ kinh nguyệt vĩnh viễn và không thể sinh con. Đây là giải pháp cho khối u lớn, gây đau đớn và chảy máu nhiều.
6. Những bệnh phụ khoa thường gặp: Tiểu không tự chủ
Tình trạng són tiểu xảy ra có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc những thay đổi trong cơ và dây thần kinh xung quanh bàng quang.
Són tiểu thường xảy ra ở phụ nữ trên 35 tuổi, là một phần của quá trình lão hóa cơ thể. Ngoài ra, són tiểu cũng do các hoạt động thể chất, ho, hắt hơi hoặc cười gây ra. Bên cạnh đó, tiểu gấp cũng khiến tình trạng thải nước tiểu không kiểm soát được.
Điều trị chứng tiểu không kiểm soát
Chứng bệnh này có thể điều trị thông qua tập thể dục (bài tập Kegel), uống thuốc và phẫu thuật.
7. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Khi bị buồng trứng đa nang, chu kỳ kinh của bạn sẽ kéo dài hoặc không đều. Bạn cũng có thể bị tăng lượng androgen – nội tiết tố nam trong cơ thể. Một số nang có thể xuất hiện trên buồng trứng gây cản trở việc giải phóng trứng.
Nguyên nhân
Có 3 nguyên nhân biến nhất gây ra bệnh này gồm: nồng độ androgen quá cao, do di truyền hoặc quá nhiều insulin trong cơ thể.
Triệu chứng
Bạn có thể bị béo bụng, nổi mụn, dễ bị đái tháo đường (tiểu đường), kinh nguyệt bất thường hoặc vô sinh.
Điều trị
Bác sĩ sẽ khuyên bạn giảm cân nếu bạn thừa cân. Tập thể dục hoặc yoga sẽ hữu ích cho bạn. Bác sĩ cũng kê đơn thuốc để giảm triệu chứng.
>>> Đọc thêm: Tập yoga có giảm mỡ bụng không? 15 tư thế yoga giảm mỡ bụng
8. Bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ: Viêm âm đạo
Một trong các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ là viêm âm đạo. Phụ nữ trong giai đoạn sinh sản dễ bị bệnh này với đặc trưng là vùng kín viêm nhiễm.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo như: quan hệ tình dục, nhiễm trùng, nội tiết tố thay đổi, uống thuốc kháng sinh hoặc dùng kem diệt tinh trùng.
Triệu chứng
Khi bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa này, bạn sẽ ngứa hoặc rát âm đạo, đau khi đi tiểu. Dịch tiết dịch âm đạo có mùi hôi, loãng, có màu vàng xanh, sủi bọt hoặc dịch đặc, có màu trắng đục và dạng vảy, thường dính vào thành âm đạo.
Điều trị
Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh, thuốc đặt âm đạo, kem bôi âm đạo để điều trị.
>>> Đọc thêm: Mọi điều cần biết về bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ
9. Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn trong âm đạo hoặc hậu môn di chuyển lên niệu đạo và bàng quang. Trong một số trường hợp, vi khuẩn lên cả thận.
Nguyên nhân
Nguyên nhân do đường tiết niệu bị hẹp hoặc có một số tắc nghẽn trong niệu đạo, bàng quang hoặc thận.
Triệu chứng
Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn sẽ thấy nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi nồng hoặc lẫn máu trong nước tiểu. Nếu nhiễm trùng ảnh hưởng đến thận, bạn có thể bị sốt, ớn lạnh, đau lưng, nôn hoặc buồn nôn.
Điều trị
Bạn sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh, liều tùy vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
10. Các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới: Đau bụng kinh
Đau bụng kinh bao gồm đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát không liên quan đến bệnh lý vùng chậu. Còn đau bụng kinh thứ phát có liên quan đến các rối loạn cơ bản ở vùng chậu.
Nguyên nhân
Đau bụng kinh nguyên phát là do các chất prostaglandin, hóa chất tự nhiên trong cơ thể, gây ra. Thống kinh thứ phát có thể xảy ra do u xơ, lạc nội mạc tử cung hoặc u tuyến.
Triệu chứng
Bạn bị đau quặn bụng dữ dội, đôi khi đau ở lưng dưới.
Điều trị
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào kiểu đau bụng kinh của bạn. Bác sĩ có thể kê thuốc để giảm đau.
11. Lạc nội mạc tử cung
Bệnh này xuất hiện khi niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) phát triển bên ngoài tử cung hoặc trên các bộ phận khác.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân bao gồm rối loạn nội tiết tố, do di truyền, các vấn đề liên quan đến lưu lượng kinh nguyệt hoặc hệ miễn dịch.
Triệu chứng
Bạn sẽ bị đau bụng kinh, ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa.
Điều trị
Thuốc giảm đau, liệu pháp nội tiết tố hoặc phẫu thuật có thể được khuyến nghị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
12. Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ: Bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu xuất hiện ở các cơ quan đường sinh dục trên của phụ nữ như: ống dẫn trứng, tử cung, phúc mạc vùng chậu…
Nguyên nhân
Bệnh thường gặp ở người có nhiều bạn tình, từng bị viêm vùng chậu hoặc sử dụng vòng tránh thai.
Triệu chứng
Khi mắc bệnh này, bạn sẽ bị đau bụng dưới, dịch âm đạo tiết bất thường, chảy máu âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, sốt hoặc hôn mê.
Điều trị
Bệnh sẽ được kiểm soát bằng điều trị kháng sinh.
13. Herpes sinh dục (HSV)
Khi bị mụn rộp sinh dục, vùng kín sẽ xuất hiện các vết loét và mụn nước. Bệnh này lây truyền qua đường tình dục, miệng hoặc hậu môn, qua qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét herpes.
Nguyên nhân
Virus HSV truyền bệnh qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng khi quan hệ với người nhiễm.
Triệu chứng
Khi mụn rộp sinh dục phát triển, người bệnh sẽ sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ và buồn nôn. Các vết loét hoặc mụn nước xuất hiện ở trên hoặc quanh cơ quan sinh dục.
Điều trị
Bác sĩ sẽ kê các thuốc ức chế virus để tránh cho chúng lây lan.
14. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là tình trạng xuất hiện các túi chứa đầy chất lỏng trong buồng trứng.
Nguyên nhân
U nang buồng trứng có thể do tình trạng nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng, lạc nội mạc tử cung hoặc các vấn đề nội tiết tố gây ra.
Triệu chứng
Cảm giác đầy hơi, sưng tấy hoặc đau ở vùng bụng. Bạn cũng có thể buồn nôn và nôn.
Điều trị
Bạn sẽ được dùng thuốc hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào kích thước và loại u nang.
Trên đây là các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Bạn nên thường xuyên đi khám phụ khoa để đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh, kiểm soát sinh sản, hệ tiết niệu hoạt động và ngừa ung thư vú. Ngoài ra, bạn cần có lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên và quan hệ tình dục an toàn để tránh mắc các bệnh trên.
Songkhoepro

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Ban Mai
Chuyên ngành Sản phụ khoa
Bác sĩ Mai hiện đang công tác tại khoa Sản, Bệnh viện An Sinh và có phòng mạch tại 71/2/29 Nguyễn Bặc, P. 3, Q. Tân Bình. Xem thêm Hồ sơ chuyên gia!
Trả lời