Nội dung
Thông thường phụ nữ bị hành kinh từ 5-7 ngày. Kinh nguyệt bất thường là khi chu kỳ kinh ít hơn 21 ngày hoặc hơn 35 ngày, mất kinh từ 3 lần, kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít. Cùng tìm hiểu thêm xem rối loạn kinh nguyệt là gì nhé.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt bất thường) là những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường của người phụ nữ.
Rối loạn kinh nguyệt gây rối loạn về thể chất và cảm xúc ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt, gồm chảy máu nhiều, trễ kinh và tâm trạng thay đổi. Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như khả năng mang thai của phụ nữ.
Cách chu kỳ kinh nguyệt hoạt động
Kinh nguyệt sẽ xảy ra trung bình 28 ngày một lần. Đây là một phần của chu kỳ kinh nguyệt. Khi đó, buồng trứng, tử cung, âm đạo và vú đều có các thay đổi. Có người có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, cũng có người ngắn hơn 28 ngày.
Ngày đầu tiên có kinh là ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian hành kinh trung bình kéo dài khoảng 5-7 ngày. Kinh nguyệt của mỗi người sẽ không giống nhau. Song kinh nguyệt bất thường là khi:
• Chu kỳ kinh quá dài hoặc quá ngắn
• Máu kinh ra nhiều trên 7 ngày
• Đã bị mất kinh 3 lần
• Hành kinh kèm theo chuột rút, nôn và buồn nôn
• Chảy máu hoặc ra máu không phải ngày kinh, sau khi mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục
Rối loạn kinh nguyệt là gì? Các loại rối loạn kinh nguyệt
Có nhiều dạng rối loạn kinh nguyệt như:
• Chảy máu tử cung bất thường (AUB) như kinh nguyệt kéo dài hoặc chảy quá nhiều
• Không có kinh nguyệt (vô kinh) hoặc không có máu kinh
• Thiểu kinh là tình trạng kinh nguyệt ít hoặc không thường xuyên
• Đau bụng kinh
• U xơ: xuất hiện khối u trong tử cung nhưng không phải ung thư
• Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) khiến bạn khó chịu về thể chất và cảm xúc trước kỳ kinh nguyệt
• Rối loạn khó thở tiền kinh nguyệt (PMDD): Khó chịu nghiêm trọng về thể chất và cảm xúc trước kỳ kinh nguyệt
1. Chảy máu kinh nhiều
1/5 phụ nữ bị chảy máu quá nhiều trong kỳ kinh nguyệt, gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Trung bình, phụ nữ mất khoảng 5 thìa súp máu kinh hàng tháng. Song nếu bị chảy máu kinh nhiều, bạn sẽ mất gấp 10-25 lần so với lượng máu trên mỗi tháng.
Rối loạn kinh nguyệt là gì? Chảy máu kinh nguyệt nhiều có thể do:
• Mất cân bằng nội tiết tố
• Có bất thường cấu trúc trong tử cung, ví dụ như bị polyp hoặc u xơ tử cung
• Bị bệnh nào đó như các vấn đề về tuyến giáp
+ Rối loạn đông máu như bệnh Von Willebrand, rối loạn chảy máu mức độ nhẹ đến trung bình
+ Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP), một rối loạn chảy máu do quá ít tiểu cầu trong máu
+ Bệnh gan hoặc thận
+ Bệnh bạch cầu
+ Dùng thuốc như thuốc chống đông máu như Plavix (clopidogrel) hoặc heparin và một số hormone tổng hợp.
Nhiều phụ nữ đổ lỗi cho nội tiết tố. Cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc không đủ estrogen hoặc progesterone (hormone sinh sản) cần thiết để duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Các tình trạng phụ khoa và nguyên nhân khác gồm:
• Biến chứng từ vòng tránh thai
• Sẩy thai
• Mang thai ngoài tử cung. Nguyên do là trứng đã thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung
• Nhiễm trùng
• Tình trạng tiền ung thư của các tế bào niêm mạc tử cung
2. Rối loạn kinh nguyệt là gì? Mất kinh (vô kinh)
Tình trạng này là bình thường trước tuổi dậy thì, sau khi mãn kinh và trong khi mang thai. Song nếu bạn không thuộc nhóm 3 đối tượng trên thì cần đi khám ngay.
Có hai loại vô kinh: nguyên phát và thứ phát.
• Vô kinh nguyên phát được chẩn đoán khi bạn đã 16 tuổi và chưa có kinh nguyệt. Nguyên nhân do nội tiết, điều chỉnh hormone, rối loạn ăn uống, tập thể dục quá mức hoặc dùng thuốc, buồng trứng có vấn đề hay bất thường về di truyền. Sự phát triển chậm của tuyến yên là lý do phổ biến nhất, song bạn vẫn nên kiểm tra đầy đủ.
• Vô kinh thứ phát là khi bạn có kinh đều đặn, song chúng đột ngột mất trong 3 tháng hoặc lâu hơn. Nguyên nhân do ảnh hưởng của mức độ estrogen vì căng thẳng, giảm cân, tập thể dục hoặc bị bệnh.
Ngoài ra, vô kinh thứ phát cũng do ảnh hưởng của tuyến yên (như hormone prolactin tăng cao) hoặc tuyến giáp (gồm cường giáp hoặc suy giáp) hoặc bạn bị u nang buồng trứng, đã cắt bỏ buồng trứng.
3. Rối loạn kinh nguyệt là gì? Đau bụng kinh dữ dội
Nếu trong chu kỳ kinh bạn bị đau trong 1-2 ngày mà vẫn chịu được thì không sao. Song nếu đau dữ dội suốt kỳ kinh, phải dùng thuốc giảm đau thì nên đi khám.
Đau bụng kinh do prostaglandin (chất giống hormone do các tế bào niêm mạc tử cung và lưu thông trong máu sản xuất) kích hoạt các cơn co thắt tử cung. Ngoài đau bụng kinh dữ dội, bạn còn có thể tiêu chảy, thỉnh thoảng tái nhợt, đổ mồ hôi như sắp ngất xỉu. Đó là do prostaglandin tăng tốc độ co bóp trong ruột khiến bạn tiêu chảy và giảm huyết áp bằng cách làm giãn mạch máu gây choáng váng.
>>> Đọc thêm: Mọi điều cần biết về bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ
4. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Khoảng 75% phụ nữ gặp hội chứng tiền kinh nguyệt, với các triệu chứng thể chất và tâm lý. Các triệu chứng thường xuất hiện 5-7 ngày trước kỳ kinh nguyệt và biến mất sau khi hành kinh. Đó là:
• Bụng căng cứng, chướng to
• Vú sưng và đau, cảm giác có cục u trong đó
• Mệt mỏi, táo bón, đau đầu, vụng về
• Dễ nổi giận, cáu kỉnh
• Khó tập trung
• Khóc hoặc trầm cảm, lo lắng, tâm trạng thất thường
Hội chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện có thể do mức độ tăng và giảm của hormone estrogen và progesterone. Điều này gây ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não như serotonin – chất có ảnh hưởng mạnh đến tâm trạng.
5. Rối loạn kinh nguyệt tiền kinh nguyệt (PMDD)
Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm cáu kỉnh, lo lắng và thay đổi tâm trạng. Những phụ nữ có tiền sử trầm cảm nặng, trầm cảm sau sinh hoặc rối loạn tâm trạng có nguy cơ mắc chứng này cao hơn những phụ nữ khác.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì?
Tại sao bị rối loạn kinh nguyệt? Rối loạn kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:
• U xơ tử cung
• Sự mất cân bằng nội tiết tố
• Rối loạn đông máu
• Bệnh ung thư
• Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)
• Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) – u nang trên buồng trứng
• Yếu tố di truyền
>>> Đọc thêm: 12 dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa cần khám ngay
Các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt là gì?
Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt có thể bao gồm:
• Chảy máu kinh nguyệt bất thường
• Đau bụng hoặc co thắt bụng từng cơn (chuột rút)
• Trầm cảm
• Nhức đầu, một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
• Cảm xúc đau khổ
• Chướng bụng
Nếu kinh nguyệt của bạn đến quá thường xuyên (cách nhau dưới 21 ngày), không đủ thường xuyên (cách nhau hơn 3 tháng) hoặc kéo dài hơn 10 ngày, hãy đi khám phụ khoa ngay. Đó cũng là các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt.
Các cách chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt là gì?
Để chuẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, sau đó khám vùng chậu và phết tế bào cổ tử cung. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ghi nhật ký về các chu kỳ kinh nguyệt của mình như ngày tháng, lượng máu kinh, cơn đau và bất kỳ biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt nào khác.
Bạn có thể phải làm các xét nghiệm sau:
• Xét nghiệm máu.
• Kiểm tra nội tiết tố.
• Siêu âm nhằm phát hiện các yếu tố có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
• Hysterosonography – siêu âm sử dụng nước muối vô trùng để mở rộng khoang tử cung cho hình ảnh tốt hơn.
• Chụp cộng hưởng từ (MRI) để có hình ảnh của tử cung và các cơ quan xung quanh.
• Nội soi tử cung. Một kính viễn vọng nhỏ, có ánh sáng (hysteroscope) được đưa qua âm đạo và cổ tử cung để kiểm tra tử cung nhằm tìm u xơ, polyp…
• Nội soi ổ bụng. Sử dụng một dụng cụ phát sáng cực nhỏ có gắn camera ở đầu (nội soi ổ bụng), đưa qua một vết rạch nhỏ ở bụng để tìm kiếm các bất thường của cơ quan sinh sản.
• Sinh thiết nội mạc tử cung. Lấy một mẫu nhỏ của niêm mạc tử cung để kiểm tra các tế bào bất thường.
• Cắt và nạo (D&C). Liên quan đến việc cạo lớp niêm mạc bên trong của tử cung và cổ tử cung để lấy mẫu mô hoặc làm giảm chảy máu nhiều.
1. Kinh nguyệt như thế nào là bất thường? Chảy máu kinh nhiều
Để chẩn đoán ra máu kinh nhiều, còn gọi là rong kinh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và kiểm tra như dưới đây:
• Siêu âm.
• Sinh thiết nội mạc tử cung. Bác sĩ sẽ nạo bỏ một số mô khỏi niêm mạc tử cung. Sau đó mô sẽ được đem đi phân tích để phát hiện bất thường, bao gồm cả ung thư.
• Nội soi tử cung.
• Cắt và nạo (D&C). Bác sĩ dùng các dụng cụ để làm rộng cổ tử cung đồng thời nạo bỏ niêm mạc tử cung. D&C cũng được sử dụng để điều trị chảy máu quá nhiều và chảy máu không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
• Xét nghiệm máu để xem có thiếu máu hay không.
• Xét nghiệm nước tiểu để xem có thai hay không cùng các xét nghiệm khác.
2. PMS và PMDD
Không có xét nghiệm chẩn đoán cụ thể cho PMS và PMDD. Có thể bạn sẽ được yêu cầu theo dõi các triệu chứng của mình và viết ra. Danh sách kiểm tra các triệu chứng tiền kinh nguyệt là một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay được sử dụng để đánh giá các triệu chứng.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Có nhé bạn. Kinh nguyệt bất thường nếu không điều trị sẽ gây ra các vấn đề sau.
• Thiếu máu: Khi máu kinh chảy nhiều, bạn dễ bị chóng mặt, mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu, thở gấp, tim đập loạn nhịp… Máu chảy quá nhiều còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
• Vô sinh: Tình trạng trứng rụng không đều do không xác định được thời điểm rụng trứng, viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung khiến bạn khó thụ thai hơn.
• Dễ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài khiến vi khuẩn phát triển gây viêm âm đạo, viêm buồng trứng, u màng trong tử cung…
• Quan hệ tình dục bị ảnh hưởng: Việc chu kỳ kinh ra nhiều, kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chuyện phòng the. Nếu cứ quan hệ vào ngày hành kinh, bạn dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Thêm vào đó, do mệt mỏi bạn cũng không có hứng thú với chuyện ấy.
• Da dẻ thô ráp, xấu xí: Rối loạn hormone estrogen và progesteron khiến khí huyết lưu thông kém, bạn dễ cáu gắt, nóng tính, da dẻ kém mịn màng… Thêm vào đó, tình trạng này gây lo lắng, căng thẳng làm chất lượng cuộc sống của bạn suy giảm.
• Báo hiệu bệnh lý nguy hiểm: Rối loạn kinh nguyệt còn có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung…
Điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Việc điều trị rối loạn kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, mong muốn có con của nữ giới… Các lựa chọn điều trị bao gồm thay đổi lối sống, dùng thuốc đến phẫu thuật gồm:
• Thay đổi chế độ ăn uống. Chẳng hạn như giảm lượng muối, caffeine, đường và rượu trước kỳ kinh nhằm giảm chuột rút và các triệu chứng khác.
• Điều trị y tế. Uống thuốc giảm đau nếu bị đau và co thắt bụng, uống thuốc tránh thai nội tiết để điều hòa kinh nguyệt.
• Phẫu thuật như:
Nội soi tử cung để kiểm tra và điều trị các khu vực cần quan tâm bên trong tử cung.
Nội soi ổ bụng bằng cách đưa ống soi vào các vết rạch nhỏ ở bụng.
Cắt bỏ nội mạc tử cung, phá hủy niêm mạc tử cung để chấm dứt kinh nguyệt và cắt bỏ tử cung, phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
1. Chảy máu tử cung bất thường
Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao? Bác sĩ sẽ cho dùng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị chảy máu tử cung bất thường. Việc lựa chọn hình thức điều trị phụ thuộc vào độ tuổi, mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản và nguyên nhân gây ra chảy máu bất thường (rối loạn chức năng hoặc cấu trúc). Một số cách điều trị có thể làm giảm lượng máu kinh từ nhẹ đến bình thường.
Dùng thuốc
Thuốc tránh thai liều thấp, progestin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp kiểm soát tình trạng chảy máu nhiều hoặc bất thường do mất cân bằng nội tiết tố.
Nếu kỳ kinh của bạn đã ngừng, thuốc tránh thai và miếng dán tránh thai có hiệu quả cao trong việc khôi phục máu kinh đều đặn. Cả hai giúp giảm lưu lượng kinh nguyệt, cải thiện và giảm đau vùng chậu trong kỳ kinh nguyệt.
Phẫu thuật
Ngoại trừ cắt bỏ tử cung, các lựa chọn phẫu thuật cho chảy máu nhiều để bảo tồn tử cung, chỉ phá hủy niêm mạc tử cung. Song phần lớn thủ thuật đều làm mất khả năng sinh sản, chấm dứt khả năng sinh con của bạn.
Các rủi ro khác gồm nhiễm trùng, xuất huyết và các biến chứng khác.
Cắt bỏ nội mạc tử cung. Bác sĩ sử dụng nhiệt, điện, laser, đông lạnh hoặc các phương pháp khác để phá hủy niêm mạc tử cung. Phương pháp này chỉ khuyến khích cho phụ nữ đã sinh con vì ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Sau điều trị, bạn phải áp dụng các biện pháp tránh thai. Việc bóc tách nội mạc tử cung sẽ phá hủy niêm mạc tử cung nhưng vẫn có thể có thai, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Nhìn chung, thủ thuật cắt bỏ nội mạc tử cung có tỷ lệ thành công tốt trong việc giảm chảy máu nhiều và một số phụ nữ ngừng kinh nguyệt hoàn toàn.
Cắt và nạo bỏ niêm mạc tử cung. D&C cũng được sử dụng để chẩn đoán chảy máu tử cung bất thường. Bạn sẽ được gây tê cục bộ. Phương pháp này chỉ là tạm thời đối với tình trạng chảy máu nhiều.
Cắt bỏ u xơ. U xơ là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu nhiều và bác sĩ sẽ cắt bỏ u xơ. Tùy thuộc vào kích thước, số lượng và vị trí của u xơ, việc phẫu thuật có thể được thực hiện bằng ống soi tử cung, nội soi ổ bụng hoặc thông qua một đường rạch bụng.
Cắt bỏ tử cung. Phương pháp này sẽ đảm bảo máu ngừng chảy. Thời gian phục hồi từ 4 đến 6 tuần.
2. Đau bụng kinh
Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao? Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng kinh dữ dội, bạn có thể được kê thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen. Uống vài giờ trước cơ co thắt bụng. Điều này cũng sẽ giúp giảm chảy máu nhiều.
Thuốc uống tránh thai cũng có tác dụng chữa đau bụng kinh.
Các cách khác để giảm các triệu chứng bao gồm chườm nóng vùng bụng và tập thể dục nhẹ.
3. PMS và PMDD
Để giúp kiểm soát các triệu chứng PMS, hãy thử tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống:
• Cắt giảm rượu, caffeine, nicotine, muối và đường tinh luyện vì chúng làm cho các triệu chứng PMS và PMDD tệ hơn.
Tăng canxi trong chế độ ăn uống của bạn. Nạp canxi rau xanh đậm như củ cải xanh và nước cam… Canxi tăng lên có thể giúp giảm một số triệu chứng chu kỳ kinh nguyệt.
Tăng lượng carbohydrate phức hợp trong chế độ ăn uống. Carb có trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt đậu (đậu Hà Lan, lạc).
Tập thể dục là một cách tốt khác để giảm các triệu chứng chu kỳ kinh nguyệt. Nên tập ít nhất 30 phút, 5 ngày một tuần để giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện giấc ngủ sâu vào ban đêm.
Ngoài ra, bạn có thể được kê toa điều chỉnh hợp chất serotonin trong não, có liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt như thuốc chống trầm cảm như paroxetine (Paxil), sertraline (Zoloft), citalopram (Celexa) và fluoxetine (Prozac).
Thuốc chủ vận GnRH (Lupron), đôi khi kết hợp với liệu pháp hormone estrogen hoặc estrogen-progestin, để điều trị ngắn hạn (dưới 6 tháng). Phương pháp điều trị này để điều trị bốc hỏa, đau đầu và khô âm đạo.
Thuốc tránh thai đường uống có chứa progesterone được gọi là drospirenone có thể giúp giảm một số triệu chứng PMS liên quan đến tâm trạng như dễ cáu gắt, lo lắng, chảy nước mắt và căng thẳng.
Thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như spironolactone (Aldactone) giúp tăng cân bằng nước và giảm đầy hơi.
Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn hiểu rối loạn kinh nguyệt là gì, dấu hiệu – nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt cũng như cách chữa trị. Hãy xem mình có biểu hiện nguy hiểm nào thì cần đi khám và chữa trị ngay nhé bạn.
Songkhoepro

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Ban Mai
Chuyên ngành Sản phụ khoa
Bác sĩ Mai hiện đang công tác tại khoa Sản, Bệnh viện An Sinh và có phòng mạch tại 71/2/29 Nguyễn Bặc, P. 3, Q. Tân Bình. Xem thêm Hồ sơ chuyên gia!
Trả lời