• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

Songkhoepro

Sống khỏe để hạnh phúc hơn

Ad example
  • Trang chủ
  • SỨC KHỎE
  • DINH DƯỠNG
  • LÀM ĐẸP
  • VÓC DÁNG
  • LIFESTYLE
  • TIN TỨC

Mọi điều cần biết về bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ

Đã Cập Nhật Tháng Ba 26, 2022 By Moc Linh

Nội dung

  • Bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ là gì?
  • Nguyên nhân gây bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ
    • 1. Bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ do vệ sinh vùng kín chưa đúng
    • 2. Đồ dùng cá nhân không thích hợp
    • 3. Thay đổi hormone gây bệnh nấm vùng kín ở nữ giới
    • 4. Do bệnh tiểu đường
    • 5. Suy giảm hệ miễn dịch
    • 6. Bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ do quan hệ tình dục không an toàn
  • Triệu chứng nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ
  • Chẩn đoán nấm âm đạo như thế nào?
  • Cách chữa bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ như thế nào?
  • Duy trì thói quen tích cực giúp bạn phòng ngừa nấm âm đạo

Bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ (nấm âm đạo) nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng sống. Bạn đã biết cách chữa và phòng ngừa?

Bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ là gì?

Bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ là gì?

Bệnh bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ là một trong những chứng bệnh phổ biến khiến chị em gặp nhiều phiền toái. Vậy bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không?

Âm đạo ở điều kiện khỏe mạnh bình thường luôn đạt sự cân bằng hệ vi khuẩn và nấm men. Khi nồng độ pH bị rối loạn, lớp màng bảo vệ bị phá vỡ sẽ tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển gây bệnh.

Nấm âm đạo (còn gọi là nấm phụ khoa) là tình trạng âm đạo nhiễm nấm gây kích ứng, viêm, ngứa, tiết dịch trắng vón cục, đau rát… Đây là bệnh phụ khoa thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân do nấm Candida albicans là phổ biến nhất.

Bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không? Bệnh viêm nấm phụ khoa không chỉ ảnh hưởng cơ quan sinh sản mà còn gây trở ngại cho đời sống sinh hoạt và tâm lý phụ nữ. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bạn cần sớm điều trị để không gây biến chứng như nhiễm trùng máu, suy giảm miễn dịch, thậm chí vô sinh.

>>> Đọc thêm: Bệnh phụ khoa là gì? 14 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ

Nguyên nhân gây bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ

nguyên nhân gây viêm nấm phụ khoa

Nấm Candida albicans là nguyên nhân phổ biến gây bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ. Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng có thể gây viêm nhiễm âm đạo.

1. Bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ do vệ sinh vùng kín chưa đúng

Thói quen thụt rửa và dùng dung dịch vệ sinh nồng độ cao gây mất cân bằng môi trường pH tự nhiên. Đó cũng là nguyên nhân gây ra bệnh nấm vùng kín ở nữ giới.

2. Đồ dùng cá nhân không thích hợp

Đồ lót quá chật, chất liệu không thấm hút tốt và băng vệ sinh kém chất lượng đều khiến vùng kín ẩm nóng, dễ viêm nhiễm.

Khăn lau không giặt giũ thường xuyên khiến vi khuẩn bám vào, xâm nhập hoặc dùng chung khăn với người bị nấm.

3. Thay đổi hormone gây bệnh nấm vùng kín ở nữ giới

Bệnh viêm nấm ở phụ nữ còn dễ xảy ra do hormone thay đổi khi mang thai, cho con bú, mãn kinh, dùng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh…

4. Do bệnh tiểu đường

Bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ có thể do lượng đường trong lớp lót ẩm của âm đạo tăng cao, tạo điều kiện cho nấm men phát triển.

5. Suy giảm hệ miễn dịch

Người nhiễm HIV hay rối loạn hệ thống miễn dịch khác cũng có thể tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển mất kiểm soát.

Ngoài ra, chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh như ăn uống thiếu chất, thức khuya, lười vận động cũng làm đề kháng yếu, bệnh dễ tấn công.

6. Bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ do quan hệ tình dục không an toàn

Nguyên nhân gây viêm nấm phụ khoa còn có thể do vệ sinh cá nhân kém, người chung chăn gối mắc bệnh viêm nhiễm, không dùng bao cao su…

>>> Đọc thêm: 12 dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa cần khám ngay

Triệu chứng nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ

Triệu chứng nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ

Nguyên nhân gây bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ do nhiều nhân tố khác nhau, nhưng bạn có thể quan sát triệu chứng điển hình sau đây:

• Âm đạo ngứa ngáy khó chịu

• Đau rát khi quan hệ tình dục hoặc khi tiểu tiện

• Dịch tiết ra nhiều bất thường, màu trắng vón cục, mùi khó chịu

• Trường hợp bị nấm candida ở vùng kín nặng còn có dấu hiệu sưng tấy âm đạo, thậm chí lan ra cả đùi, bẹn

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, tốt nhất bạn nên đến phòng khám chuyên khoa để được xét nghiệm, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán nấm âm đạo như thế nào?

Bác sĩ sẽ hỏi kỹ bạn về tiền sử bệnh có từng bị viêm nấm âm đạo hay các bệnh lây qua đường tình dục hay không.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ khám chi tiết vùng kín để kiểm tra các dấu hiệu viêm, nhiễm trùng ở trong lẫn ngoài âm đạo và cổ tử cung.

Soi tươi dịch tiết âm đạo để xác định do nấm Candida hay các loại nấm bệnh khác. Tùy mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị khác nhau.

>>> Đọc thêm: Rối loạn kinh nguyệt là gì? Từ A-Z về kinh nguyệt bất thường

Cách chữa bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ như thế nào?

đi khám bệnh

Cách chữa nấm phụ khoa sẽ tùy mức độ nghiêm trọng và tần suất bị bệnh của bạn.

Triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và không thường xuyên, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng kem trị nấm hoặc thuốc mỡ bôi từ 1 đến 7 ngày.

Nếu viêm nhiễm nặng hơn, bác sĩ sẽ kết hợp kê toa thuốc uống. Phụ nữ mang thai cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc.

Chú ý, tái khám đúng hẹn và không tự ý ngưng thuốc, thay đổi thuốc. Hạn chế quan hệ tình dục khi đang điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ.

Duy trì thói quen tích cực giúp bạn phòng ngừa nấm âm đạo

vệ sinh cá nhân sạch sẽ

• Đảm bảo vệ sinh cá nhân hợp lý, không mặc đồ lót quá chật và không thấm hút tốt

• Ăn uống đủ chất, quan tâm chất lượng giấc ngủ để nâng cao hệ miễn dịch

• Quan hệ tình dục điều độ, khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo cả hai không bị viêm nhiễm

• Không lạm dụng thuốc kháng sinh khi không cần thiết

• Nên lau khô ráo vùng kín, tránh để ẩm ướt vì sẽ là môi trường của vi khuẩn

• Bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ tuy hoàn toàn chữa khỏi nhưng nếu để lâu dễ gây biến chứng nguy hiểm, cần sớm phát hiện và điều trị.

Như vậy bạn đã biết nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh nấm phụ khoa (nấm âm đạo) ở phụ nữ. Hy vọng các thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.

Songkhoepro

bác sĩ Nguyễn Ban Mai

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Ban Mai
Chuyên ngành Sản phụ khoa

Bác sĩ Mai hiện đang công tác tại khoa Sản, Bệnh viện An Sinh và có phòng mạch tại 71/2/29 Nguyễn Bặc, P. 3, Q. Tân Bình. Xem thêm Hồ sơ chuyên gia!

Thuộc chủ đề:SỨC KHỎE Tag với:bệnh phụ khoa

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

E-mail Newsletter

Chính sách bảo mật
  • Facebook
  • Instagram
  • LinkedIn
  • Pinterest
  • Twitter
  • YouTube

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực đơn giảm cân buổi tối cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

Thực đơn giảm cân buổi tối: Ăn gì để ngủ ngon mà không bị mập?

Moc Linh

ăn gì vào buổi trưa để giảm cân

Bữa trưa nên ăn gì để giảm cân? 24 thực đơn cho bạn

Nguyen Hieu

Uống nước lạnh có giảm cân không

[GÓC GIẢI ĐÁP] Nên uống nước nóng hay lạnh để giảm cân?

Nguyen Hieu

cách nấu nước lá ổi giảm cân

Uống nước lá ổi có giảm cân không? 3 cách nấu nước lá ổi giảm cân

Bach Son

Cách làm nước ép cà rốt giảm cân

8 cách làm nước ép cà rốt giảm cân ngon, dưới 200 calo

Nguyen Hieu

Giảm mỡ bụng hiệu quả với trà gừng bạc hà

Trà gừng gạo rang có tác dụng giảm cân không?

Hoang An

Đắp mặt nạ nghệ mật ong có tác dụng gì

Mặt nạ nghệ mật ong có tác dụng gì? 5 lợi ích và 9 cách làm

Moc Linh

Footer

  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ

Songkhoepro

“Sức khỏe là vàng. Có sức khỏe là có tất cả”.  Songkhoepro cung cấp những thông tin hữu ích về sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp… đúng nhất theo các nghiên cứu khoa học để bạn và gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc hơn.

Mới nhất

  • 8 cách làm salad giảm cân với sốt mayonnaise tại nhà
  • Giảm cân có nên uống sữa? Thực đơn uống sữa giảm cân trong 4 tuần
  • Tìm hiểu uống nước gừng với mật ong có giảm cân không?
  • 9 cách giảm cân của người Nhật vô cùng hiệu quả, dễ áp dụng
  • Tập thể dục trước khi đi ngủ có tốt không? 7 động tác cho bạn

Tìm kiếm

Copyright © 2023 Sống Khỏe Pro All Rights Reserved