Nội dung
Quả chuối chứa nhiều chất xơ, các chất dinh dưỡng thiết yếu như kali và chất chống oxy hóa như vitamin C. Khi ăn chuối, chúng ta đều vứt bỏ vỏ. Song bạn nên cân nhắc trước khi vứt bỏ vì nó không chỉ an toàn để ăn mà còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Vậy vỏ chuối có tác dụng gì?
Giá trị dinh dưỡng của chuối
Thịt chuối rất giàu chất dinh dưỡng và carbohydrate. Chuối chứa nhiều vitamin B6, B12, magiê và kali. Hàm lượng đường cao nhất khi vỏ chuối chuyển sang màu đen.
Thành phần chính xác của vỏ chuối vẫn đang được nghiên cứu nên vẫn chưa có hồ sơ dinh dưỡng tiêu chuẩn. Một quả chuối trung bình cung cấp khoảng:
• Lượng calo: 105
• Chất béo: 0g
• Carbohydrate: 27g
• Đường: 14g
• Chất xơ: 3g
• Chất đạm (protein): 1g
Chuối cũng là một nguồn cung cấp phong phú kali, vitamin A và C, canxi, sắt. Trong khi đó, vỏ chuối cung cấp các chất dinh dưỡng bổ sung, bao gồm:
• Vitamin B6
• Vitamin B12
• Magiê
• Kali
• Chất xơ
• Chất đạm
Vỏ chuối có công dụng gì? Các lợi ích sức khỏe
Cả chuối và vỏ chuối đều mang lại những lợi ích sức khỏe khác nhau tùy thuộc vào mức độ chín của chúng. Chuối xanh chưa chín có thể hiệu quả hơn trong việc điều trị các vấn đề tiêu hóa. Trong khi đó chuối chín, chuối chín già (vỏ đã đen) đã được chứng minh là giúp các tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.
Song các nghiên cứu này mới thực hiện trên chuột. Thế nên cần nghiên cứu thêm để xác định xem chuối có tác dụng tương tự đối với con người hay không.
Dưới đây là một số tác dụng tiềm ẩn của vỏ chuối với sức khỏe:
1. Vỏ chuối tiêu có tác dụng gì? Giúp giảm trầm cảm
Với hàm lượng tryptophan cao, kết hợp cùng vitamin B6 trong vỏ chuối, khi ăn cả chuối lẫn vỏ giúp giảm một số triệu chứng trầm cảm cùng các rối loạn tâm thần khác. Tryptophan chuyển thành serotonin khi nó phân hủy nên giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Vitamin B6 giúp cải thiện giấc ngủ vì thế tác động tích cực đến tâm trạng theo thời gian.
2. Tốt cho tiêu hóa
Do giàu chất xơ nên tác dụng của vỏ chuối giúp điều chỉnh hệ tiêu hóa, khiến bạn không bị táo bón và tiêu chảy. Đây là công dụng đặc biệt quan trọng của vỏ chuối đối với những người bị bệnh Crohn hoặc hội chứng ruột kích thích.
3. Vỏ chuối có tác dụng gì? Tốt cho thị lực
Vitamin A giúp giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh. Loại vitamin này có nhiều trong cả thịt chuối cũng như vỏ chuối.
4. Có thể giảm nguy cơ ung thư
Ăn vỏ chuối có tác dụng gì? Vỏ chuối chứa nhiều carotenoid, polyphenol cùng các chất chống oxy hóa khác giúp chống lại các gốc tự do gây ung thư. Ăn nhiều vỏ chuối, đặc biệt là vỏ còn xanh, chưa chín sẽ làm tăng mức độ chống oxy hóa và giúp giảm nguy cơ ung thư.
Song các nghiên cứu về đặc tính chống ung thư của vỏ chuối chỉ mới thực hiện trong ống nghiệm. Chính vì thế, cần nghiên cứu thêm để biết liệu vỏ chuối có làm giảm nguy cơ ung thư ở người hay không.
5. Chữa lành bệnh vẩy nến
Vỏ chuối có công dụng gì? Một lợi ích của vỏ chuối phải kể đến là trị bệnh vẩy nến.
Bạn đắp vỏ lên vùng da bị vẩy nến. Vỏ chuối có đặc tính dưỡng ẩm và giảm ngứa sẽ nhanh chóng chữa lành bệnh vẩy nến. Bạn có thể thấy kết quả trong thời gian ngắn.
Những cách sử dụng trên chưa được nghiên cứu cụ thể. Song các nghiên cứu cho thấy vỏ chuối có một số thành phần mang lại những lợi ích như:
• Theo một nghiên cứu năm 2011, vỏ chuối có một số hợp chất hoạt tính sinh học, chẳng hạn như carotenoid và polyphenol.
• Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy chiết xuất từ vỏ chuối có đặc tính chống viêm.
• Một đánh giá năm 2018 cho thấy vỏ chuối rất giàu phenolics, có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh và có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe.
>>> Đọc thêm: Ăn chuối có tác dụng gì? 29 lợi ích không thể ngờ tới
Vỏ chuối có tác dụng gì với da mặt?
1. Giảm nếp nhăn
Chà vỏ chuối lên mặt có tác dụng gì? Bạn chà vỏ chuối lên mặt để làm sáng da và giảm nếp nhăn.
2. Tác dụng của vỏ chuối giúp dưỡng ẩm
Vỏ chuối cũng giúp giữ nước cho làn da. Thế nên bạn sử dụng vỏ chuối như một loại kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho da.
Bạn nghiền nát vỏ chuối đã rửa sạch rồi trộn với một lòng đỏ trứng. Đắp hỗn hợp này lên mặt và để trong 5 phút. Sau đó bạn rửa sạch. Mặt nạ này giúp dưỡng ẩm và đẹp da.
3. Vỏ chuối tiêu có tác dụng gì? Giảm bọng mắt
Trước khi ăn chuối, bạn rửa sạch cả quả. Sau đó lấy mặt trong vỏ chuối đắp lên mắt. Cách này giúp giảm bọng mắt.
4. Làm mờ sẹo mụn trứng cá
Bạn chà xát vỏ lên vết sẹo mụn trứng cá để giúp chúng mờ đi.
Trị mụn bằng vỏ chuối
1. Chữa mụn nhọt
Vỏ chuối có tác dụng gì? Bạn chỉ cần massage vỏ chuối trên mặt và cơ thể trong 5 phút mỗi ngày để chữa mụn nhọt. Bạn sẽ thấy kết quả trong vòng một tuần. Tiếp tục sử dụng vỏ chuối massage hàng ngày cho đến khi mụn biến mất.
2. Cách trị mụn cóc bằng vỏ chuối
Vỏ chuối giúp loại bỏ mụn cóc và sự xuất hiện của những mụn mới. Bạn chỉ cần chà xát vỏ lên vùng bị ảnh hưởng hoặc buộc vỏ qua đêm lên vùng mụn. Đây là một trong những cách đơn giản nhất để sử dụng vỏ chuối trị mụn.
Vỏ chuối bảo vệ mắt khỏi tia cực tím
Vỏ chuối giúp bảo vệ mắt khỏi tia UV có hại. Nhớ phơi vỏ chuối dưới ánh nắng mặt trời trước khi chà xát vỏ chuối lên mắt. Nó cũng được chứng minh là làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
Tác dụng của vỏ chuối tốt cho tóc
Nhiều người sử dụng vỏ chuối như một thành phần trong mặt nạ dưỡng tóc. Theo họ, vỏ chuối giúp tóc mềm và bóng hơn. Hơn nữa, những chất chống oxy hóa trong vỏ chuối trung hòa các gốc tự do để giữ cho tóc chắc và khỏe.
Bạn có thể nghiền nát vỏ chuối trộn cùng nha đam, dầu oliu, bơ, trứng gà… Sau đó thoa lên tóc và để tối đa 30 phút. Thực hiện 1-2 lần/tháng để có mái tóc đẹp.
Vỏ chuối có công dụng gì? Làm trắng răng
Theo một nghiên cứu năm 2015, vỏ chuối đã được chứng minh có chứa hoạt tính kháng khuẩn chống lại A. actinomycetemcomitans và P. gingivalis. Những vi khuẩn này góp phần gây ra các bệnh nha chu, chẳng hạn như viêm nướu và viêm nha chu.
Mặc dù các nghiên cứu không tập trung vào việc chà trực tiếp vỏ chuối lên răng, nhưng những người chữa bệnh bằng liệu pháp tự nhiên khẳng định việc chà vỏ chuối lên răng rất tốt cho răng và nướu. Nếu bạn chà vỏ chuối lên răng hàng ngày trong 2 tuần sẽ có thể làm trắng răng.
>>> Đọc thêm: 12 tác dụng của chuối xanh và chuối xanh luộc
Lợi ích của vỏ chuối trong sơ cứu
Các đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm trong vỏ chuối khiến một số nhà y học dân gian đề xuất:
• Chà vỏ chuối lên vùng da bị cháy nắng hoặc vết cắn của bọ để giảm ngứa.
• Giảm đau đầu bằng cách đặt một vỏ chuối đông lạnh lên trán và một vỏ chuối đông lạnh sau gáy.
• Đặt vỏ chuối lên một chiếc dằm trên da trong 15 phút giúp kéo dằm lên.
• Thuốc giảm đau: Đắp trực tiếp vỏ chuối lên vùng bị đau. Để trong 30 phút cho đến khi cơn đau biến mất. Hỗn hợp dầu thực vật và vỏ chuối cũng giúp giảm đau.
Dùng để đánh bóng đồ
Trong trường hợp bạn bí quá nhưng cần làm sáng đồ bạc hay giày, túi da, bạn có thể sử dụng vỏ chuối.
Dùng vỏ chuối để làm vườn
Thay vì vứt bỏ vỏ chuối, nếu bạn có vườn nhỏ trên ban công hay sân thượng, hãy:
• Thêm vỏ chuối vào đất làm thức ăn cho giun
• Trộn chúng với nước để làm phân bón cây
• Đặt vỏ chuối dưới bụi hoa hồng như một biện pháp ngăn chặn rệp
• Dùng vỏ chuối để thu hút bướm
Cách bảo quản vỏ chuối
• Sử dụng vỏ chuối tươi để có kết quả tốt nhất.
• Không giữ chuối chưa bóc vỏ lâu. Hãy dùng vỏ chuối ngay sau khi bóc vỏ.
• Bảo quản chuối ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa nguồn nhiệt hoặc ánh nắng mặt trời.
• Không bảo quản vỏ chuối trong tủ lạnh.
Ăn vỏ chuối có tác dụng gì và cách chế biến
Bạn nghĩ ai lại ăn vỏ chuối. Song có đấy. Vỏ chuối có thể làm món ăn nhẹ buổi chiều hoặc một món tráng miệng tốt cho sức khỏe. Không giống như thịt chuối mềm và ngọt, vỏ chuối cứng và chát hơn. Chuối càng chín vỏ sẽ càng ngọt và mềm. Điều quan trọng là bạn phải rửa kỹ vỏ để loại bỏ phân bón hoặc hóa chất.
Có một số cách để chế biến vỏ chuối như:
• Đun sôi vỏ chuối trong nước để pha trà
• Sử dụng vỏ chuối làm thành phần trong tương ớt
• Nấu vỏ chuối với nước và đường thành kẹo
• Trộn vỏ chuối trong món sinh tố chuối
• Nướng với quế và đường
• Làm thành giấm chuối và thêm vào món salad
• Nấu chín với thịt.
Như vậy bạn đã biết ăn vỏ chuối có tác dụng gì cũng như công dụng của vỏ chuối đối với sức khỏe, làm đẹp và nội trợ. Chúc bạn sử dụng vỏ chuối hiệu quả theo các gợi ý của Songkhoepro.
>>> Đọc thêm: 15 lợi ích tuyệt vời của hoa chuối
Songkhoepro
Trả lời