Ăn hoa (bắp) chuối có tác dụng gì không? Ăn bắp chuối có tốt không? Hoa chuối nào ăn được? Hãy xem các giải đáp sau cùng các món ngon từ hoa chuối.

Hầu hết mọi bộ phận của cây chuối đều có thể sử dụng được. Hoa, quả và thân có thể ăn được. Lá dùng để gói bánh, vỏ cây làm giấy.
Hoa chuối, còn gọi là bắp chuối, chứa nhiều chất xơ, kali, protein, sắt, magiê, canxi, đồng, phốt pho và vitamin E. Bạn có thể ăn sống hoặc nấu chín hoa chuối, hay thêm vào món gỏi, món xào và trà. Vậy ăn hoa chuối có tác dụng gì?
Nội dung
Giá trị dinh dưỡng của hoa chuối

Theo African Journal of Biotechnology, hoa chuối chứa các dưỡng chất sau đây:
• Năng lượng: 51 kcal
• Chất xơ: 5,7g
• Protein: 1,6g
• Chất béo: 0,6g
• Carbohydrate 9,9g
• Sắt: 56,4mg
• Canxi: 56mg
• Phốt pho: 73,3mg
• Magiê: 48,7mg
• Đồng: 13mg
• Kali: 553,3mg
• Vitamin E: 1,07mg
Ăn hoa chuối có tác dụng gì không?
Ăn hoa chuối có tốt không? Cùng xem những lợi ích sức khỏe mà hoa chuối mang lại để cho vào thực đơn nhé.
1. Ăn bắp chuối có tốt không? Tốt cho bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu cho thấy mức insulin của người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) giảm xuống khi họ ăn hoa chuối.
Do rất giàu chất xơ nên hoa chuối giúp cơ thể phân hủy thức ăn chậm hơn. Chúng cũng ngăn chặn bất kỳ sự gia tăng đột biến nào trong đường huyết có thể dẫn đến các biến như bệnh thận hoặc tổn thương thần kinh. Song vẫn cần thêm các chứng cứ khác do nghiên cứu này chưa được chứng minh lâm sàng.
2. Liều thuốc thư giãn và chống trầm cảm tự nhiên
Căng thẳng là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại. Song một chế độ ăn có hoa chuối có thể hữu ích cho bạn.
Ăn hoa chuối có tác dụng gì? Loại hoa này chứa nhiều magiê. Do đó chúng có thể cải thiện tâm trạng cũng như giảm mức độ căng thẳng của bạn. Magiê cũng giúp bạn ngủ ngon hơn. Ngủ là cách hiệu quả để cơ thể giảm căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi.
3. Điều trị và cải thiện vấn đề về tiêu hóa
Những người bị tiêu hóa kém, ợ chua, khó chịu trong dạ dày hoặc táo bón nên ăn hoa chuối để khắc phục điều này. Bởi vì bắp chuối chứa cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
Chất xơ hòa tan giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và làm cho nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Chất xơ không hòa tan làm phồng phân và giảm nguy cơ táo bón. Kết hợp với nhau, chúng có thể giúp điều trị nhiều vấn đề về tiêu hóa.
Bắp chuối có tác dụng gì? Như đã phân tích, bắp chuối có tác dụng nhẹ và làm dịu hệ tiêu hóa. Khi bị đau bụng và đầy hơi do axit, bạn hãy ăn hoa chuối.
Khi bị táo bón, bạn cũng nên ăn bắp chuối vì chất xơ sẽ giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn.
4. Tác dụng của bắp chuối: nhiều chất chống oxy hóa
Các gốc tự do tấn công các tế bào khỏe mạnh và làm chúng nhiễm bệnh, dẫn đến các vấn đề như bệnh tim, ung thư và lão hóa da.
Hoa chuối rất giàu vitamin C và các hợp chất như tannin và flavonoid. Tất cả đều có đặc tính chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa làm giảm căng thẳng cho các tế bào, giúp chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng gây hại cho cơ thể.
5. Ăn hoa chuối có công dụng gì? Ngăn ngừa và trị nhiễm trùng

Bắp chuối có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Hoa chuối có chứa hợp chất gọi ethanol, có đặc tính chống vi khuẩn. Nhiều người đã sử dụng bắp chuối để điều trị vết thương hoặc nhiễm trùng da trong hàng trăm năm.
Ethanol có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn. Song nó cũng có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh do ký sinh trùng gây ra như sốt rét.
6. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Ở nhiều nước trên thế giới, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong số một. Tuy nhiên, một chế độ ăn giàu kali đã được chứng minh là giúp bảo vệ tim. Hoa chuối có nguồn kali dồi dào.
Kali hoạt động trên cơ thể giống như một loại thuốc giải độc ảo đối với natri. Chính vì thế, nó giúp giảm huyết áp – yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim.
>>> Đọc thêm: 23 tác dụng của vỏ chuối cho sức khỏe, làm đẹp và nội trợ
7. Hỗ trợ sức khỏe kinh nguyệt và hội chứng buồng trứng đa nang
Tình trạng kinh nguyệt không đều, ra quá ít hay quá nhiều đều ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Nguyên nhân phổ biến của tình trạng này là mức progesterone thấp. Hoa chuối có thể hữu ích vì giúp điều chỉnh nội tiết tố của phụ nữ để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn
Theo Ayurveda (hệ thống y học Hindu truyền thống của Ấn Độ), ăn một bát hoa chuối nấu chín với sữa chua có thể làm tăng mức progesterone trong cơ thể.
Hoa chuối cũng được cho là hữu ích với phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
8. Công dụng của hoa chuối giảm nguy cơ phát triển ung thư
Sự hiện diện của chất chống oxy hóa trong hoa chuối đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư. Những chất chống oxy hóa này không cho phép các tế bào của bạn bị hư hỏng hoặc đột biến. Từ đó làm giảm nguy cơ phát triển ung thư.
9. Ăn hoa (bắp) chuối có tác dụng gì? Giúp giảm cân
Ăn hoa (bắp) chuối thường xuyên sẽ giúp bạn giảm được trọng lượng dư thừa. Hoa chuối rất giàu chất xơ nên khi ăn sẽ tạo cảm giác no lâu. Khi đó bạn sẽ không muốn ăn vặt vì thế giúp ích cho bạn trong hành trình giảm cân.
Hoa chuối có rất ít calo và chất béo nên rất tốt cho chế độ ăn kiêng giảm cân.
>>> Đọc thêm: Ăn chuối có tác dụng gì? 29 lợi ích không thể ngờ tới
10. Ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng cơ thể không thể tạo đủ hồng cầu để vận chuyển oxy đến tất cả các tế bào. Cơ thể cần sắt để làm được điều này. Vì thế, hoa chuối là lựa chọn tuyệt vời vì rất giàu chất sắt.
Ăn hoa chuối kết hợp với chế độ ăn uống giàu chất sắt giúp điều trị bệnh thiếu máu một cách tự nhiên và tăng mức năng lượng cho cơ thể. Bởi vì loại hoa này có thể làm tăng hàm lượng hemoglobin trong cơ thể và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
11. Lợi ích sức khỏe của hoa chuối trong và sau thai kỳ
Ăn hoa chuối có công dụng gì? Ngoài những tác dụng trên, hoa chuối được coi là thực phẩm tuyệt vời cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
• Tác dụng của hoa chuối chữa ốm nghén
Các bà bầu truyền tai nhau rằng hoa chuối giúp chống ốm nghén. Vì vậy, khi mang thai ba tháng đầu, bạn nên bổ sung chuối vào chế độ ăn uống của mình.
• Ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai
Nhiều phụ nữ bị thiếu máu khi bắt đầu mang thai. Hoa chuối rất giàu chất sắt giúp chống lại bệnh thiếu máu khi mang thai. Nó cũng làm tăng mức hemoglobin, rất tốt cho mẹ và con.
• Chữa chứng chuột rút cơ bắp

Khi mang thai, phụ nữ có xu hướng bị chuột rút cơ bắp thường xuyên. Magiê và kali trong hoa chuối giúp ngăn ngừa chứng chuột rút hay gặp phải khi mang thai.
• Ăn hoa chuối có tác dụng gì? Sữa mẹ tốt hơn
Nếu bà bầu ăn hoa chuối thường xuyên ở tháng thứ 8, 9 của thai kỳ và tiếp tục ăn sau khi sinh thì sữa mẹ sẽ nhiều và tốt hơn.
• Hỗ trợ sức khỏe tử cung
Ăn hoa chuối sau sinh giúp tử cung hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Hoa chuối nào ăn được?

Ngoài tìm hiểu ăn hoa (bắp) chuối có tác dụng gì, bạn cũng cần biết hoa chuối nào ăn được.
Không phải hoa chuối nào cũng ăn được. Bạn chỉ có thể ăn hoa chuối tiêu, chuối xiêm và chuối hột. Khi hoa đã nở ra những quả chuối nhỏ cũng không ăn được vì chát do nhiều nhựa (mủ) và đắng. Do đó, chỉ ăn hoa chuối ở phần bắp chưa nở.
Khi chế biến, bạn cũng chỉ thái lấy phần non bên trong, bỏ những quả chuối nhỏ màu trắng. Lá hoa chuối già khi ăn sẽ dai và khó nuốt.
>>> Đọc thêm: 12 tác dụng của chuối xanh và chuối xanh luộc
Hoa chuối làm món gì ngon?

• Ở nước ta, hoa chuối được dùng làm rau sống trong món bún mắm, bún bò, gỏi gà, gỏi ngó sen, các món lẩu riêu cá chép, lẩu cua đồng, canh chua cá lóc, lươn nấu hoa chuối, gỏi sò lông hoa chuối… Nhiều người còn kho hoa chuối với cá.
• Ở Thái Lan hoa chuối hầu như luôn được phục vụ sống cùng với pad Thái.
• Trong ẩm thực Indonesia, hoa chuối được trộn với thịt lợn và sambal nóng, nấu trong một đoạn tre và phục vụ trong các lễ hội hoặc lễ của người Indonesia.
• Các món ăn châu Á và Ấn Độ khác thêm hoa chuối thái lát vào các món hầm thịt, món xào, súp ăn cùng cơm hoặc mì.
• Ở Philippines, hoa chuối là thành phần chính trong linabog hoặc labg, một món ăn được làm từ nước cốt dừa, gia vị và cá khô.
Sau đây Songkhoepro sẽ mách bạn công thức nấu món ngon từ hoa chuối: Cách làm nộm hoa chuối.
Cách làm nộm hoa chuối tai heo
Nguyên liệu:
• 1 hoa chuối nhỏ, non
• 1 tai heo làm sạch
• 2 quả dưa chuột (dưa leo)
• 1 quả khế chua
• 1 củ cà rốt
• 100g lạc (đậu phộng) rang, bỏ vỏ, giã hơi nát
• 2 quả ớt sừng đỏ
• Húng quế, húng lủi, rau mùi (ngò nhí) bỏ gốc, rửa sạch
• Gia vị, đường, giấm, nước mắm
Cách làm nộm (gỏi) hoa chuối tai heo:
• Bạn thái mỏng hoa chuối rồi ngâm ngay vào nước có pha chút chanh (giấm). Cách này giúp món nộm hoa chuối tai heo không bị thâm, khi ăn giòn ngon. Ngâm 15 phút, vớt ra, để ráo nước.
• Tai heo cạo lại lông và xát muối hoặc giấm/chanh/rượu trắng để khử mùi hôi. Cho vào nồi, luộc cho chín. Vớt ra, để nguội. Thái thành những miếng mỏng.
• Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Ớt rửa sạch, bỏ hạt, băm nhỏ. Khế rửa sạch, thái lát dài mỏng. Dưa chuột rửa sạch, gọt bỏ hai đầu, thái miếng mỏng, dài.
• Pha nước trộn nộm theo tỷ lệ: 3 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê giấm (hoặc chanh), 2 thìa cà phê mắm, tỏi, ớt băm nhỏ.
• Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hoặc tô to. Đổ nước nộm vào trộn đều. Để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị rồi thưởng thức.
Hẳn đến đây bạn đã biết ăn hoa (bắp) chuối có tác dụng gì. Hãy thêm bắp chuối vào chế độ ăn uống để có thể hưởng những lợi ích trên nhé.
Songkhoepro
Trả lời