Nội dung
Khoai tây cực kỳ phổ biến, thường xuất hiện trong bữa ăn của mọi gia đình. Song bạn có biết khoai tây có tác dụng gì không? Cùng tìm hiểu nhé!
Khoai tây là gì?

Củ khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Có rất nhiều loại khoai tây khác nhau, bao gồm:
• Khoai tây nâu (Russet): Loại khoai xuất hiện đầu tiên, dùng để nướng, chiên hay nghiền đều tốt.
• Khoai tây hình dáng giống như ngón tay (Fingerling) nhỏ, mập.
• Khoai tây đỏ (Red): có vỏ mỏng, thịt màu vàng nhạt, kết cấu dạng sáp. Vì thế dù nấu chín khoai vẫn kết dính chứ không bở.
• Khoai tây trắng (White) có vỏ mỏng, dù nấu chín vẫn không bở nên rất phù hợp với món salad.
• Khoai tây vàng (Yellow) có vỏ và thịt màu vàng nhạt, loại chúng ta dùng nhiều nhất.
• Khoai tây tím (Purple) thịt có độ ẩm và săn chắc nên sẽ khiến món salad thêm màu sắc.
Giá trị dinh dưỡng của khoai tây

Trước khi tìm hiểu ăn khoai tây có tác dụng gì, cùng xem thông tin dinh dưỡng của khoai tây. Khoai tây có lượng calo tương đối thấp đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Đó là vitamin C, vitamin B6, niacin, choline và kẽm cùng các khoáng chất khác.
100g khoai tây trắng nướng cả vỏ chứa:
• 94 calo
• 0,15g chất béo
• 0g cholesterol
• 21,08g carbohydrate
• 2,1g chất xơ
• 2,10g protein
• 10 miligam (mg) canxi
• 0,64mg sắt
• 27mg magiê
• 75mg phốt pho
• 544mg kali
• 12,6mg vitamin C
• 0,211mg vitamin B6
• 38 microgam (mcg) folate
>>> Đọc thêm: 100g và 1 củ khoai tây bao nhiêu calo? 12 ngày ăn khoai tây giảm cân
Vậy ăn khoai tây có tác dụng gì cho sức khỏe?
1. Tác dụng của khoai tây giúp giảm huyết áp
Để duy trì huyết áp khỏe mạnh, chúng ta không nên tiêu thụ nhiều natri. Đồng thời, chúng ta cũng cần tăng lượng kali. Kali thúc đẩy giãn mạch máu.
Vỏ của khoai tây rất giàu kali – khoáng chất có thể giúp giảm huyết áp. Một củ khoai tây nướng cỡ trung bình có khoảng 535mg kali (chỉ 17,3mg natri), chiếm 15% lượng khuyến nghị hàng ngày. Lượng kali trong máu cao sẽ làm cho thận bài tiết nhiều muối và nước hơn. Điều này giúp giảm huyết áp.
Một nghiên cứu cho rằng ăn khoai tây 2 lần/ngày có thể giúp giảm huyết áp. Khoai tây có chứa một số hóa chất thực vật tương tự như những chất có trong thuốc huyết áp.
Theo Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia (NHANES), dưới 2% người lớn ở Mỹ đáp ứng khuyến nghị 4.700 miligam kali mỗi ngày.
Ăn khoai tây có tác dụng gì? Khoai tây giàu kali, canxi và magiê. Ba chất này được chứng minh là giúp giảm huyết áp một cách tự nhiên. Song bạn cần ăn khoai hấp, luộc, nướng, không ăn khoai chiên rán nhiều dầu mỡ nhé.
2. Sức khỏe tim mạch
Tác dụng của ăn khoai tây tiếp theo là tốt cho tim mạch. Quá nhiều cholesterol sẽ không tốt cho tim. Khoai tây lại nhiều chất xơ, kali, vitamin C và B6, không có cholesterol nên hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch.
100g khoai tây chứa 2,1g chất xơ. Chất xơ giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Một nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ ít natri, nhiều kali với việc giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim. Đồng thời, một nghiên cứu khẳng định tiêu thụ 4.069 mg kali mỗi ngày có thể giảm 49% nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim.
Song bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ vì khoai tây có chỉ số đường huyết cao.
3. Tốt cho xương
Khoai tây có nhiều sắt, phốt pho, canxi, magiê và kẽm. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, kali và magiê giúp cơ thể xây dựng cũng như duy trì cấu trúc và sức mạnh của xương. Hai khoáng chất này ngăn ngừa mất xương ở cả phụ nữ và nam giới.
Kẽm và sắt còn tham gia vào việc sản xuất và giúp collagen trưởng thành. Trong khi đó, canxi và phốt pho đều quan trọng trong cấu trúc xương.
4. Tác dụng của khoai tây là gì? Giúp giảm viêm
Theo Tổ chức Viêm khớp, khoai tây tím và vàng có thể làm giảm viêm, tốt cho bệnh viêm khớp và thấp khớp. Glycoalkaloid trong chiết xuất vỏ khoai tây có tác dụng chống viêm. Song vẫn cần nghiên cứu thêm để xem khoai tây có được dùng để chữa bệnh hay không.
Hợp chất anthocyanins trong khoai tây cũng chống viêm, đặc biệt là viêm ruột. Nghiên cứu trên chuột cho thấy khoai tây cũng ngăn chặn căng thẳng oxy hóa và bệnh viêm đại tràng ở chuột.
5. Tốt cho đường ruột và tiêu hóa
Do có nhiều chất xơ nên lợi ích của ăn khoai tây là bạn sẽ không bị táo bón. Khoai tây giúp đường ruột khỏe mạnh do thúc đẩy nhu động ruột.
Khoai tây cũng có thể ngăn ngừa tiêu chảy. Mức năng lượng sẽ phục hồi khi bạn nạp calo và carbohydrate khi bị tiêu chảy. Khoai tây cũng rất giàu kali, loại khoáng chất bị mất nhiều khi tiêu chảy. Chỉ khoai tây luộc, hấp, nướng mới có tác dụng này nhé bạn.
6. Củ khoai tây có tác dụng gì? Ngừa ung thư
Folate giúp tổng hợp và sửa chữa ADN. Vì thế chất này ngăn chặn nhiều loại tế bào ung thư hình thành do đột biến trong ADN. Trong khi đó, khoai tây lại chứa folate.
Thêm vào đó, chất xơ trong khoai tây cũng liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Vitamin C và quercetin giống như chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào chống lại tác hại của các gốc tự do.
Uống 50 mg vitamin C (tương đương với ăn 2 củ khoai tây) có thể giảm 8% nguy cơ ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, khoai tây tím nướng cũng có thể giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Chiết xuất từ khoai tây nướng cản trở sự lây lan của các tế bào gốc ung thư ruột kết. Một số trường hợp chúng còn tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư.
7. Giúp quản lý cân nặng
Chất xơ vô cùng quan trọng trong việc quản lý cân nặng và giúp giảm cân. Ăn thực phẩm nhiều chất xơ, bạn sẽ no lâu. Vì thế, cảm giác thèm ăn sẽ giảm đi. Khi đó, hiệu quả giảm cân sẽ tăng vì bạn tiêu thụ ít calo hơn.
Theo một nghiên cứu, công dụng của khoai tây có thể ức chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Các chất ức chế protease cô đặc chiết xuất từ khoai tây làm giảm lượng thức ăn nạp vào. Do đó tác dụng giảm cân của khoai tây sẽ hiệu quả nếu bạn cho vào chế độ ăn kiêng.
Nếu muốn tăng cân, bạn cũng có thể ăn khoai tây. Khoai tây giúp làm tăng cân lành mạnh và lâu dài nếu bạn ăn nhiều.
>>> Đọc thêm: Thực đơn giảm cân với chuối trong 3 ngày và 1 tuần giảm 5kg
8. Ăn khoai tây có tốt không? Tăng khả năng miễn dịch
Khi bị cảm lạnh, việc bổ sung vitamin C sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh cùng thời gian nhiễm bệnh sẽ giảm xuống. Khoai tây nhiều vitamin C nên hỗ trợ miễn dịch rất tốt.
9. Tăng cường trao đổi chất
Ăn khoai tây có tốt không? Khoai tây không chỉ tăng khả năng miễn dịch mà còn tăng cường trao đổi chất.
Vitamin B6 tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, bằng cách phá vỡ carbohydrate và protein thành glucose và axit amin. Chúng được sử dụng để tạo năng lượng cho cơ thể. Trong khi đó, khoai tây lại rất giàu vitamin B6.
10. Công dụng của khoai tây cải thiện sức khỏe não bộ

Axit alpha lipoic là một coenzyme tốt cho sức khỏe não bộ. Axit này không chỉ cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở bệnh Alzheimer mà còn làm giảm sự suy giảm nhận thức ở một số bệnh nhân. Khoai tây có nhiều axit alpha lipoic.
Vitamin C trong khoai tây cũng góp phần điều trị chứng trầm cảm. Chất chống oxy hóa vitamin C giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, đặc biệt là ở não.
11. Giảm nhẹ các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Theo một nghiên cứu, uống nước ép khoai tây có thể giúp làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Carbohydrate trong nước ép khoai tây làm tăng tryptophan – axit amin giúp tăng cường sản xuất serotonin. Serotonin sẽ cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng.
12. Tác dụng của ăn khoai tây giúp ngủ ngon
Khoai tây chứa nhiều kali. Chất này hoạt động như một chất làm giãn cơ, giúp ngủ ngon hơn.
13. Giúp điều trị bệnh Scorbut
Scorbut là căn bệnh mệt mỏi, thiếu máu, suy nhược… do thiếu vitamin C. Khoai tây giàu vitamin C nên có thể hỗ trợ điều trị bệnh Scorbut.
14. Giúp giảm cholesterol trong máu
Do chất xơ nhiều nên khoai tây giúp làm giảm cholesterol. Chất xơ hòa tan và không hòa tan trong rau làm giảm cholesterol xấu. Hầu hết chất xơ có lợi của khoai tây nằm trong vỏ của nó. Vì thế bạn nên ăn cả vỏ khoai luộc nhé. Khoai tây cũng có thể làm giảm cholesterol miễn là bạn không chiên khoai.
15. Điều trị sỏi thận
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, ăn khoai tây giàu chất xơ ngăn ngừa sỏi thận tái phát. Đồng thời, khoai tây cũng giàu magiê (ít canxi) nên cũng giúp ngăn ngừa sỏi thận.
Tác dụng của khoai tây trong làm đẹp
Tác dụng của khoai tây không chỉ làm trắng da, mà còn điều trị mụn trứng cá, vết thâm và mụn.
16. Trị quầng thâm mắt
Buổi sáng mắt bạn bị thâm? Đắp khoai tây dưới mắt giúp loại bỏ những vết thâm quầng ở mắt.
Cách thực hiện:
• Bạn gọt vỏ một củ khoai tây sống rồi cắt nhỏ rồi bọc trong vải sạch.
• Đắp lên vùng da bị thâm quầng trong 20 phút.
• Sau đó rửa mắt bằng nước ấm.
Cách này cũng giúp bạn loại bỏ đôi mắt sưng húp.
17. Điều trị nếp nhăn
Một tác dụng khác của khoai tây trong làm đẹp là cải thiện nếp nhăn. Khoai tây giúp làm chậm các dấu hiệu lão hóa, đặc biệt là nếp nhăn. Vitamin C – chống oxy hóa trong khoai tây có tác dụng này.
Cách thực hiện:
• Bạn chỉ cần gọt vỏ khoai rồi xay nhuyễn.
• Dùng hỗn hợp đắp lên da trong 20 phút.
• Sau đó bạn rửa sạch bằng nước lạnh.
18. Tác dụng của khoai tây với da mặt: làm sáng da
Vitamin C trong khoai tây giúp loại củ này là một chất làm sáng da tự nhiên.
Cách thực hiện:
• Bạn rửa sạch, bỏ vỏ rồi xay nhuyễn 1 củ khoai tây sống.
• Đắp mặt nạ lên mặt.
• Rửa sạch mặt sau 30 phút.
• Thực hiện cách này thường xuyên có thể làm cho da mặt của bạn sạch sẽ và tươi sáng hơn.
Bạn cũng có thể sử dụng nước ép khoai tây và chanh để làm sáng da tự nhiên. Mặt nạ khoai tây chanh có thể hoạt động như một chất tẩy nhẹ. Song nếu cho chanh bạn chỉ thực hiện 1 tuần 1 lần thôi nhé.
19. Giảm thâm và mụn
Khoai tây có tác dụng gì? Do chứa nhiều vitamin C nên khoai tây giúp ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời, ô nhiễm và khói thuốc. Đồng thời, vitamin này còn hỗ trợ collagen làm mờ nếp nhăn cũng như cải thiện kết cấu da, xóa mờ vết thâm và mụn.
Bạn chỉ cần ép nước khoai tây rồi dùng để rửa mặt hàng ngày. Cách này cũng giúp điều trị mụn nhọt, hoạt động tốt cho da dầu.
Nguyên liệu:
• 1/3 quả dưa chuột
• 1/2 củ khoai tây
• 1 thìa cà phê baking soda (muối nở)
Cách thực hiện:
• Bạn lấy 1 thìa súp dưa chuột thái nhỏ trộn với 1 thìa súp khoai tây thái nhỏ. Thêm 1 thìa cà phê muối nở và một ít nước vào trộn đều trong 20 giây.
• Rửa sạch mặt. Dùng hỗn hợp trên xoa đều lên mặt trong 2-3 phút.
• Sau đó bạn rửa lại bằng nước sạch.
20. Loại bỏ đốm đen do nám, tàn nhang
Tác dụng của khoai tây với da mặt tiếp theo là giảm nám, tàn nhang. Vitamin C trong khoai tây sẽ giúp làm da sáng hơn.
Cách thực hiện:
• Bạn gọt vỏ 1 củ khoai tây, rửa sạch, xay nhuyễn.
• Đắp hỗn hợp lên mặt rồi massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút.
• Rửa sạch mặt bằng nước lạnh.
• Thực hiện mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
21. Tác dụng của khoai tây trong làm đẹp: Tẩy tế bào chết cho da
Cách thực hiện:
• Để tẩy da chết, bạn lấy nửa củ khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn.
• Đắp lên mặt, massage nhẹ nhàng và để trong 10 phút.
• Xả lại bằng nước sạch.
• Thực hiện thường xuyên giúp loại bỏ các tế bào da chết và giúp trẻ hóa làn da.
22. Cải thiện sức khỏe collagen
Khoai tây rất giàu vitamin C. Và vitamin C tạo ra collagen. Ăn khoai tây thường xuyên ngoài tốt cho sức khỏe còn cải thiện sức khỏe collagen.
23. Khoai tây có tác dụng gì? Điều trị da khô
Khoai tây giúp làn da khô được dưỡng ẩm.
Cách thực hiện:
• Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 củ khoai tây, nghiền nghiễn. Trộn với 1/2 thìa súp sữa đông.
• Đắp hỗn hợp lên mặt và giữ nguyên trong 20 phút.
• Rửa bằng nước thường.
• Mặt nạ này bổ sung độ ẩm cho da và điều trị da khô.
24. Giúp trị cháy nắng
Công dụng của khoai tây giúp trị cháy nắng hiệu quả. Bạn có thể dùng khoai cắt lát hoặc ép lấy nước, để lạnh rồi đắp hoặc thoa lên vùng da bị cháy nắng. Cách này giúp da mát mẻ và phục hồi làn da bị tổn thương.
Lợi ích của khoai tây đối với tóc là gì?
Không chỉ tốt cho sức khỏe, làm đẹp da, khoai tây còn tốt cho tóc. Loại củ này làm chậm quá trình bạc tóc sớm và ngăn ngừa rụng tóc.
25. Giúp điều trị tóc bạc

Cách thực hiện:
• Luộc vỏ khoai tây trong chảo nước. Mực nước chỉ đủ ngập vỏ.
• Sau khi đun sôi, lọc lấy nước cho vào cốc.
• Dùng nước này để xả tóc sau khi gội đầu. Cách này giúp khôi phục màu tự nhiên của tóc.
• Mỗi khi gội đầu, bạn làm thêm bước này sẽ hữu ích cho tóc. Đây là một trong những công dụng của vỏ khoai tây.
26. Tác dụng của củ khoai tây ngăn ngừa rụng tóc
Mặt nạ tóc bao gồm khoai tây và mật ong có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc.
Cách thực hiện:
• Gọt vỏ khoai tây và ép lấy nước.
• Trộn 2 thìa súp nước ép khoai tây với 2 thìa súp nha đam và 1 thìa súp mật ong.
• Thoa mặt nạ lên chân tóc và massage da đầu. Lưu ý: Nếu tóc nhiều hơn, bạn tăng phần nguyên liệu tương ứng.
• Cuộn tóc lại, dùng mũ tắm che tóc. Để 60-90 phút.
• Gội đầu bằng dầu gội dịu nhẹ.
• Bạn có thể đắp mặt nạ tóc này 2 lần/tuần để có kết quả tốt nhất.
Các công dụng khác của khoai tây
Ngoài tốt cho sức khỏe, làm đẹp da và tóc, khoai tây còn có nhiều tác dụng khác.
• Bạn có thể dùng khoai tây để tẩy vết bẩn dính trên tay. Bạn cũng có thể áp dụng tương tự với mặt.
• Dùng nước khoai tây luộc để làm sáng đồ bạc. Sau khi luộc khoai tây, bạn vớt khoai để dùng. Cho đồ bạc cần làm sáng vào nước luộc. Để khoảng 60 phút, sau đó đánh sạch lại.
• Sử dụng khoai tây làm sáng bóng giày. Bạn cắt đôi củ khoai tây và chà lên đôi giày cũ trước khi đánh bóng. Cách này sẽ giúp giày trông sáng bóng hơn.
Cách chọn và bảo quản khoai tây
1. Lựa chọn
• Nên chọn từng củ khoai thay vì chọn từng bọc khoai bán sẵn. Lý do là có thể khoai bị giập, hư bên trong mà bạn không kiểm tra được.
• Chọn củ vỏ mịn và săn chắc, không có mắt hoặc đổi màu.
• Không chọn củ vỏ nhăn nheo hoặc héo úa. Không chọn khoai bị thâm đen, có vết cắt, bầm tím và ngả sang màu xanh.
• Không chọn khoai tây có màu xanh lá cây. Nguyên do là chúng chứa các alkaloid độc hại như solanin hình thành do tiếp xúc với ánh sáng. Alkaloid sẽ gây suy giảm tuần hoàn, hô hấp, tiêu chảy và đau đầu khi bạn ăn.
• Không chọn khoai tây mọc mầm.
>>> Đọc thêm: Vì sao không nên ăn khoai tây mọc mầm? Đọc ngay kẻo hại thân
2. Bảo quản
• Để khoai tây trong túi vải bố hoặc túi giấy.
• Bảo quản khoai tây ở nơi mát, tối, khô và thoáng gió. Không để khoai tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vì ánh sáng sẽ kích hoạt sự hình thành solanin độc hại.
• Không để khoai trong tủ lạnh vì sẽ khiến tinh bột chuyển hóa thành đường, tạo vị ngọt.
• Tránh để khoai gần hành tây vì khí hành thải ra sẽ làm hỏng khoai.
• Khoai nấu chín có thể giữ trong tủ lạnh trong vài ngày. Không nên để đông lạnh vì chúng có xu hướng bị chảy nước sau khi hâm nóng.
• Khoai tây chứa gần 80% nước, chất này tách ra khỏi tinh bột, khiến món khoai tây hâm nóng lại bị chảy nước.
• Không nấu khoai trong nồi sắt, nhôm hoặc cắt bằng dao thép cacbon. Do chúng rất nhạy cảm với một số kim loại nên có thể bị biến màu.
Tác hại của khoai tây
Bên cạnh tác dụng của khoai tây, bạn đừng bỏ qua tác hại. Khoai tây bị hỏng hoặc xanh hoặc có mầm chứa các hóa chất độc hại có thể dẫn đến đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, bồn chồn và trong một số trường hợp có thể gây tử vong. Các chất độc này vẫn còn dù nấu chín, do đó bạn cần cẩn thận.
Trên đây là các thông tin ăn khoai tây có tác dụng gì. Hy vọng 26 tác dụng của củ khoai tây cho sức khỏe, làm đẹp da và tóc, mẹo vặt của Songkhoepro sẽ hữu ích cho bạn.
Songkhoepro
Trả lời