• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

Songkhoepro

Sống khỏe để hạnh phúc hơn

Ad example
  • Trang chủ
  • SỨC KHỎE
  • DINH DƯỠNG
  • LÀM ĐẸP
  • VÓC DÁNG
  • LIFESTYLE
  • TIN TỨC

Vì sao không nên ăn khoai tây mọc mầm? Đọc ngay kẻo hại thân

Đã Cập Nhật Tháng Chín 3, 2022 By Ha Hoa

Nội dung

  • Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Tác hại của khoai tây mọc mầm
    • 1. Mức glycoalkaloid cao dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy
    • 2. Chứa nhiều solanin, gây ngộ độc
  • Có thể loại bỏ chất độc từ khoai tây mọc mầm không?
  • Cách giữ khoai tây không mọc mầm
  • Các loại củ mọc mầm không nên ăn

Khi để quá lâu, khoai tây thường mọc mầm. Một số người cho rằng nếu loại bỏ mầm, ăn khoai tây là an toàn. Số khác lại cảnh báo nếu ăn sẽ có khả năng bị ngộ độc rất lớn. Vậy, rốt cuộc ai đúng? Khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Tác hại của khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Tác hại của khoai tây mọc mầm

Thực tế có rất nhiều người thắc mắc khoai tây lên mầm có ăn được không. Hãy cùng xem tác hại của khoai tây khi mọc mầm nhé.

1. Mức glycoalkaloid cao dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy

Khoai tây là một nguồn tự nhiên của solanine và chaconine. Đây là hai hợp chất glycoalkaloid có trong nhiều thực phẩm như khoai tây, cà tím và cà chua.

Với một lượng nhỏ, glycoalkaloid mang lại lợi ích cho sức khỏe như đặc tính kháng sinh, tác dụng hạ đường huyết và cholesterol. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ rất độc hại.

Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid tăng lên. Do đó khi ăn khoai có thể khiến bạn nạp vào quá nhiều hợp chất này. Các triệu chứng ngộ độc khoai tây mọc mầm thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến 1 ngày sau khi ăn.

Ở liều thấp, tiêu thụ quá mức glycoalkaloid thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi ăn khoai tây mọc mầm với lượng lớn hơn có thể gây ra mạch đập nhanh, huyết áp thấp, nhức đầu, sốt, lú lẫn và thậm chí tử vong.

Do đó, tốt nhất khi khoai tây có dấu hiệu mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh thì bạn nên vứt nó chứ không ăn kẻo ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

>>> Đọc thêm: Khoai tây có tác dụng gì? 26 lợi ích đặc biệt của khoai tây

2. Chứa nhiều solanin, gây ngộ độc

Chứa nhiều solanin, gây ngộ độc
Ảnh: Gourmandize

Mầm khoai tây và phần củ chuyển màu xanh chứa rất nhiều solanin, vậy nên có thể gây ra các vấn đề ngộ độc, tử vong nếu ăn nhiều. Hơn nữa, khi khoai tây bắt đầu mọc mầm, các chất dinh dưỡng mất dần đi và chuyển hóa thành đường.

Có ăn được khoai tây mọc mầm không? Ăn những loại thực phẩm như thế này vừa không cung cấp được vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa gây hại.

Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Các nghiên cứu nhỏ cũng khẳng định rằng ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Do đó, phụ nữ mang thai phải hoàn toàn tránh xa loại này nhé.

>>> Đọc thêm: Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Có thể loại bỏ chất độc từ khoai tây mọc mầm không?

Có thể loại bỏ chất độc từ khoai tây mọc mầm không

Khoai tây mới mọc mầm có ăn được không? Khoai tây mọc mầm nhỏ có ăn được không? Một số người cho rằng khi khoai mới nhú mầm hoặc có mầm nhỏ thì có thể bỏ mầm và ăn được.

Glycoalkaloids – thành phần gây ra các vấn đề ngộ độc ở khoai tây chỉ tập trung ở lá, hoa, mắt và mầm. Do đó, loại bỏ mầm, mắt, phần khoai chuyển màu xanh và các bộ phận bị thâm tím có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm độc.

Hơn nữa, gọt vỏ và chiên khoai tây ở nhiệt độ cao có thể giảm mức glycoalkaloid (luộc, nướng trong lò vi sóng không có tác dụng).

Thế nhưng, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ liệu cách này có đủ để bảo vệ cơ thể khỏi độc tính glycoalkaloid tuyệt đối hay không. Vậy nên, tốt hơn hết, thay vì tìm cách loại bỏ chất độc từ mầm khoai tây thì bạn không nên ăn chúng.

Trung tâm Kiểm soát Chất độc Hoa Kỳ đặc biệt lưu ý với mọi người rằng tốt nhất nên vứt khoai tây đã mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh.

>>> Đọc thêm: 100g và 1 củ khoai tây bao nhiêu calo? 12 ngày ăn khoai tây giảm cân 

Cách giữ khoai tây không mọc mầm

Cách giữ khoai tây không mọc mầm
Ảnh: Potatopro

Như vậy, chắc hẳn bạn không còn phải phân vân khoai tây mọc mầm có ăn được không. Tốt hơn hết, hãy tìm cách bảo quản giữ cho khoai tây không mọc mầm.

Một trong những cách tốt nhất để giảm sự mọc mầm của khoai tây là tránh dự trữ mà chỉ mua với số lượng vừa đủ ăn.

Nếu không ăn hết một lần, bạn loại bỏ củ bị hỏng. Hãy đảm bảo các củ còn lại khô hoàn toàn trước khi bảo quản. Đây là những yếu tố làm giảm khả năng mọc mầm ở khoai tây.

Khoai tây sẽ giữ được đến 2 tháng kể từ khi mua nếu bảo quản đúng cách. Bạn đặt khoai vào túi giấy, túi lưới thoáng hoặc hộp các tông và để nơi khô ráo, thoáng mát. Không để ở nơi ẩm thấp vì sẽ làm khoai nảy mầm.

Bạn cũng không giữ khoai tây trong tủ lạnh. Điều này sẽ kích hoạt tinh bột của chúng chuyển thành đường. Nghĩa là khoai tây ngọt hơn nhưng lại mất các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Các báo cáo giai thoại cho thấy bạn cũng nên tránh bảo quản khoai tây với hành tây. Hai loại này để gần nhau có thể làm cho quá trình mọc mầm nhanh hơn. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này, song để đảm bảo khoai không lên mầm thì bạn nên tuân thủ điều đó.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra khoai tây. Nếu thấy củ nào có dấu hiệu mọc mầm hoặc phần vỏ có màu xanh thì nên loại bỏ.

Các loại củ mọc mầm không nên ăn

Các loại củ mọc mầm không nên ăn
Ảnh: MyRecipes

Ngoài khoai tây, bạn không nên ăn các loại củ sau khi mọc mầm nhé.

• Khoai mì (củ sắn): Không nên ăn củ sắn khi mọc mầm vì bạn sẽ đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí có thể gây tử vong. Khi chế biến củ sắn, bạn nhớ cắt bỏ hai đầu củ, cho vào nước gạo ngâm 1 tiếng rồi hãy nấu nhé.

• Hạt lạc (đậu phộng): Khi nảy mầm, hạt lạc sẽ mốc nên sản sinh vô số độc tố. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, các độc tố này có thể gây ung thư gan.

• Củ gừng: Nếu củ gừng mọc mầm bạn vẫn có thể ăn mầm, ăn củ nhưng chất dinh dưỡng đã giảm đi rất nhiều. Song nếu củ gừng mọc mầm có dấu hiệu mốc thì bạn không nên ăn. Lúc này, củ gừng đã chứa độc tố safrole có thể làm tổn thương gan và gây ung thư.

Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Tóm lại, cách an toàn nhất là tránh ăn khoai đã mọc mầm. Đừng tiếc chúng vì bữa ăn rất quan trọng đối với sức khỏe, không chỉ của riêng bạn mà còn của cả gia đình.

Songkhoepro

Thuộc chủ đề:DINH DƯỠNG Tag với:khoai tây

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

E-mail Newsletter

Chính sách bảo mật
  • Facebook
  • Instagram
  • LinkedIn
  • Pinterest
  • Twitter
  • YouTube

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

bài tập yoga dành cho người đau lưng

17 bài tập yoga dành cho người đau lưng và vai tại nhà hiệu quả

Anh Sa

Ăn củ đậu có béo (mập) không

Ăn củ đậu có béo (mập) không? 6 cách ăn giảm cân hiệu quả

Ray Nguyen

cách để giảm cân hiệu quả mà không cần tập thể dục

21 cách để giảm cân hiệu quả mà không cần tập thể dục

Hoang An

Bữa phụ nên ăn gì để giảm cân

Bữa phụ nên ăn gì để giảm cân? 20 món snack đánh tan mỡ bụng

Ray Nguyen

Thực đơn Eat Clean 7 và 14 ngày giảm cân

Thực đơn Eat Clean 7 và 14 ngày giảm cân hiệu quả

Han Yen

Giảm cân với mật ong và giấm táo

Thực đơn giảm cân 7 ngày với mật ong và 9 thức uống gợi ý

Moc Linh

cách làm smoothie (sinh tố) giảm cân

15 cách làm smoothie (sinh tố) giảm cân giàu protein, dưới 300 calo

Thu Hoang

Footer

  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ

Songkhoepro

“Sức khỏe là vàng. Có sức khỏe là có tất cả”.  Songkhoepro cung cấp những thông tin hữu ích về sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp… đúng nhất theo các nghiên cứu khoa học để bạn và gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc hơn.

Mới nhất

  • 8 cách làm salad giảm cân với sốt mayonnaise tại nhà
  • Giảm cân có nên uống sữa? Thực đơn uống sữa giảm cân trong 4 tuần
  • Tìm hiểu uống nước gừng với mật ong có giảm cân không?
  • 9 cách giảm cân của người Nhật vô cùng hiệu quả, dễ áp dụng
  • Tập thể dục trước khi đi ngủ có tốt không? 7 động tác cho bạn

Tìm kiếm

Copyright © 2023 Sống Khỏe Pro All Rights Reserved