Bạn mua khoai lang về để và chưa dùng đến. Một ngày, bạn tính lấy ra ăn thì đã thấy khoai mọc mầm. Vậy khoai lang (tím) mọc mầm có ăn được không?
Nội dung
Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Trước tiên bạn cần biết khoai lang hoàn toàn khác với khoai tây. Chúng ta hay ăn đọt (ngọn) rau lang nhưng không ăn ngọn khoai tây. Vậy củ khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Nếu khoai lang đã mọc lên những mắt nhỏ li ti hoặc toàn bộ thân và lá, điều đó có nghĩa là tinh bột đang bắt đầu chuyển hóa thành đường. Việc này xảy ra khi củ khoai tiếp xúc với độ ẩm hoặc môi trường ẩm ướt.
Điều này không có gì đáng quan ngại. Nếu lớp vỏ nảy mầm phần thịt đã mềm và nhăn nheo, đó là dấu hiệu cho thấy khoai lang đã bị mất chất dinh dưỡng. Vì vậy tốt nhất bạn nên trồng nó. Nếu củ khoai vẫn còn chắc chắn, bạn hoàn toàn có thể chế biến.
Khoai lang không thuộc họ Solanaceae độc hại, không giống như khoai tây, vì vậy bạn sẽ không bị gì khi ăn khoai lang mọc mầm.
Nói chung, những củ khoai lang mọc mầm thường an toàn để ăn, miễn là chúng không bị mềm. Bạn chỉ cần gọt bỏ hết phần vỏ xanh và chế biến.
Vì thế, với câu hỏi khoai lang bị mọc mầm có ăn được không thì là có. Song, nếu bạn còn băn khoăn nên ăn hay không, thì nên đọc tiếp.
>>> Bạn có thể quan tâm: Ăn khoai lang hàng ngày có tác dụng gì? 16 lợi ích đáng kinh ngạc
Khoai lang lên mầm có ăn được không? 5 điểm nên chú ý
• Khoai lang mọc mầm đã giảm chất dinh dưỡng, không còn ngon như khi chưa mọc mầm.
• Nếu bạn thấy vỏ khoai có màu xanh lục, điều đó có nghĩa là chúng đã tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, nguyên nhân hình thành solanin. Với liều lượng lớn, hợp chất này có tính độc nhẹ, vì vậy nếu ăn nhiều vỏ xanh, bạn có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
• Khoai đã mọc mầm thường bị sượng, ăn không ngon và đôi khi bị hà (ăn có vị đắng).
• Do ở trong môi trường ẩm ướt nên khoai lang mọc mầm có thể chứa nấm mốc, không tốt cho sức khỏe.
• Nếu củ khoai có nhiều đốm đen hoặc nâu, bạn không nên ăn kẻo có thể ngộ độc. Nếu vẫn muốn ăn, hãy chọn củ chưa bị đốm nâu và đen.
Vì sao củ khoai lang lại mọc mầm?
Bên cạnh câu hỏi khoai lang bị mọc mầm có ăn được không, có lẽ bạn sẽ quan tâm vì sao nó lại mọc mầm. Lý do là nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Khoai lang sẽ mọc mầm khi bạn để ở nhiệt độ từ 21ºC, trong khoảng 1 tuần. Nếu bạn để ở nhiệt độ từ 22 đến 27 độ, quá trình nảy mầm sẽ diễn ra nhanh hơn nữa.
Vì thế, để khoai không mọc mầm, bạn nên giữ trong tủ lạnh từ 12-14ºC. Song việc giữ lạnh sẽ làm cho khoai giảm độ ngon ngọt.
Ngoài ra, bạn có thể để khoai ở nơi mát, khô và tối. Bạn không cần rửa sạch mà cứ đặt chúng vào giấy nâu, vải bố hoặc túi nhựa có lỗ. Thường xuyên kiểm tra khoai lang để loại bỏ những củ đã bị teo.
Còn nếu muốn khoai lang nảy mầm, bạn có thể thực hiện như sau:
1. Bạn khuyến khích khoai lang mọc mầm bằng cách giữ ấm cho khoai và để ở nơi có độ ẩm tương đối cao. Độ ẩm khoảng 80% và nhiệt độ từ 22 là nhiệt độ tối ưu giúp khoai lang nảy mầm.
2. Bạn cũng có thể xuyên cây nhọn qua củ khoai, để vào lọ nước cho ngập nửa thân dưới củ. Để khoảng một tháng, bạn sẽ thấy nó bắt đầu xuất hiện một ít rễ và mọc mầm ở phần trên.
3. Bạn cũng có thể để khoai lang trong một góc và quên chúng đi. Một, hai tuần sau có thể bạn sẽ có vài củ khoai nảy mầm.
>>> Bạn có thể quan tâm: Ăn khoai lang có giúp giảm cân không và cách giảm cân hiệu quả
Giá trị dinh dưỡng của mầm khoai lang
Như vậy, khoai lang mới mọc mầm có ăn được không hay mọc mầm dài vẫn ăn được. Giống như rau khoai lang, 1 bát mầm khoai lang sẽ chứa các dưỡng chất sau đây:
• Protein: 1.48g
• Calo: 21.76
• Carb: 4.68g
• Lipid: 0.19g
• Đường: 3.47g
• Chất xơ: 1.22g
• Canxi: 15.36mg
• Sắt: 0.38mg
• Magie: 39.04mg
• Phốt pho: 38.4mg
• Kali: 305.28mg
• Natri: 159.36mg
Ngoài ra, mầm khoai lang còn có vitamin A, E, C, B6, B12, retinol, carotene…
Khoai lang mọc mầm có ăn được không và cách chế biến
Khoai lang tím mọc mầm có ăn được không? Được và bạn còn có thể chế biến nhiều món ngon như Songkhoepro gợi ý:
• Nếu quá nhiều mầm mà bạn lại thích ăn rau luộc hay xào thì hãy cắt phần non, rửa sạch, xào chung với tỏi hay chao. Hoặc đơn giản là bạn luộc chấm chao hay mắm ớt.
• Nếu muốn ăn salad, bạn cắt rau thái nhỏ trộn chung với các loại rau khác.
• Nếu vẫn muốn ăn cả củ khoai, bạn bỏ chỗ nhũn, mốc, rồi thái lát để làm salad hay xào, luộc tùy ý thích.
>>> Bạn có thể quan tâm: Một củ khoai lang luộc chứa bao nhiêu calo?
4 loại củ bạn không nên ăn khi mọc mầm

Với những loại củ sau, khi thấy chúng nảy mầm, bạn nên bỏ đi ngay. Đó là:
• Khoai tây thường độc ở bất kỳ bộ phận nào còn xanh. Và củ khoai tây sẽ trở nên độc khi chúng có những mảng xanh trên bề mặt. Nguyên nhân là do chúng tiếp xúc với ánh sáng nên tích tụ các tế bào quang hợp và các alkaloid độc hại. Chất độc solanine có trong mầm khoai tây màu xanh lá cao gấp 50 lần so với củ khoai tây bình thường. Khi ăn vào bạn dễ bị ngộ độc.
• Hạt lạc (đậu phộng): không nên ăn vì có thể gây ung thư. Hạt lạc khi nảy mầm hoặc bị mốc sẽ sinh ra rất nhiều độc tố. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chất này có thể gây ra bệnh ung thư gan.
• Củ sắn (khoai mì) khi mọc mầm mà ăn vào cũng rất độc. Người dùng sẽ bị nôn, tiêu chảy, cảm giác đau tức ngực hoặc dẫn tới tử vong nếu không đưa đi cấp cứu kịp thời. Thế nên khi chế biến củ sắn, bạn nên cắt bỏ hai phần đầu củ, bóc vỏ, ngâm trong nước vo gạo khoảng 60 phút rồi hãy chế biến.
• Củ gừng: Thật ra bạn vẫn có thể ăn gừng khi chúng mọc mầm. Tuy nhiên, chúng đã giảm rất nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nếu củ gừng mọc mầm bị mốc thì bạn không nên ăn. Khi đó, củ gừng đã chứa độc tố safrole có thể làm gan bị tổn thương và ung thư.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ củ khoai lang mọc mầm có ăn được không. Câu trả lời là hoàn toàn ăn được, miễn nó không bị hỏng, mốc, có chấm đen.
>>> Xem thêm: Thực đơn giảm cân trong 7 ngày với khoai lang
Songkhoepro
Trả lời