Nội dung
Trong thời kỳ mang thai, ăn bất cứ thứ gì bạn cũng lo ngại ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bà bầu ăn khoai lang có tốt không? Bà bầu ăn khoai lang có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Bà bầu ăn khoai lang có tốt không?
Câu trả lời cho bà bầu ăn khoai lang có tốt không là tốt nhé bạn. Lý do là loại củ này rất giàu vitamin A, C, magiê, kali, canxi và chất xơ. Khoai lang cung cấp năng lượng dưới dạng tinh bột. Tất cả những chất dinh dưỡng này đều cần thiết cho quá trình phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Song nếu bạn bị bệnh thận mãn tính thì nên tránh ăn khoai lang. Khoai lang chứa nhiều oxalat có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100g khoai lang bao gồm:
• Năng lượng: 86 kcal
• Carbohydrate: 20,12g
• Canxi: 30mg
• Magiê: 25mg
• Kali: 337mg
• Natri: 55mg
• Folate: 11µg
• Vitamin A (RAE): 709µg
• Vitamin C: 2,4mg
Tất cả những chất dinh dưỡng này đều rất tốt cho mẹ và thai nhi. Vây bà bầu ăn khoai lang có tác dụng gì? Cùng đọc tiếp nhé!
>>> Đọc thêm: 100g và 1 củ khoai lang chứa bao nhiêu calo?
Bà bầu ăn khoai lang có tác dụng gì?

Mẹ bầu ăn khoai lang thường xuyên, cơ thể sẽ nhận được những lợi ích sau:
1. Giàu vitamin và chất dinh dưỡng
• Vitamin A: Mẹ bầu cần ít nhất 800 microgam vitamin A mỗi ngày, tương đương với hơn nửa cốc khoai lang nướng. Thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang giúp duy trì mô, sự phát triển của thai nhi đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Vitamin A giúp phát triển các cơ quan như tim, phổi, gan, máu, thận…
• Axit folic: Mỗi ngày bà bầu cần 400mcg axit folic để ngăn ngừa nguy cơ dị tật tủy sống. Nửa bát khoai lang chứa 40 đến 90mcg axit folic.
• Chỉ số đường huyết (GI) thấp: Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, hãy cho khoai lang vào chế độ ăn. Khoai lang có chỉ số GI thấp sẽ hữu ích cho bạn.
2. Bà bầu ăn khoai lang có tốt không? Ngăn ngừa táo bón

Trong thai kỳ, mẹ bầu dễ bị táo bón. Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Do đó, để giảm tình trạng bị táo bón trong thai kỳ, bạn nên nạp 30g chất xơ hàng ngày. 1 bát khoai lang tương đương với 1/3 lượng chất xơ bạn cần hàng ngày.
3. Giúp thị lực khỏe mạnh
Vitamin A rất tốt cho thị lực. Thiếu vitamin A có thể bị mù màu. Trong khi đó, ăn khoai lang sẽ giúp thai nhi và mẹ bầu có thị lực khỏe mạnh.
4. Giúp phát triển trí não của thai nhi
Bà bầu ăn khoai lang có tốt không? Pyridoxine, còn được gọi là vitamin B6, rất cần thiết cho quá trình hình thành não và hệ thống thần kinh của thai nhi. Vitamin B6 cần thiết để sản xuất máu và có tác dụng ngăn ngừa cảm giác buồn nôn khi mang thai. Một bát khoai lang cung cấp khoảng 1/3 lượng pyridoxine cần thiết hàng ngày.
5. Bà bầu ăn khoai lang có tốt không? Giúp xương thai nhi phát triển
Mỗi ngày mẹ bầu nên nạp khoảng 90mg vitamin C. Một cốc khoai lang cung cấp 1/3 lượng C bạn cần. Vitamin C thúc đẩy hoạt động của enzyme, phát triển da, xương và gân… Loại vitamin này cũng tăng tốc độ hấp thụ sắt, cần thiết cho quá trình hình thành các tế bào hồng cầu.
Một bát khoai lang cũng cung cấp cho bạn gần một nửa lượng mangan cần thiết mỗi ngày. Mangan giúp phát triển xương và sụn của thai nhi.
6. Giúp chữa ốm nghén
Ăn khoai lang có tốt cho bà bầu không? Khoai lang chứa nhiều vitamin B6, giúp hình thành rbc (lượng hồng cầu) trong cơ thể.
Theo các nghiên cứu, bổ sung vitamin B6 có thể cải thiện đáng kể tình trạng ốm nghén hoặc buồn nôn khi mang thai. Vitamin B6 thúc đẩy cơ thể sản xuất một số axit amin có khả năng làm giảm cảm giác buồn nôn.
Do đó, mẹ bầu ăn khoai lang trong 3 tháng đầu giúp cải thiện tình trạng ốm nghén.
7. Bà bầu có nên ăn khoai lang? Giúp ngăn ngừa tăng huyết áp
Khi mang thai, mẹ bầu cần nhiều kali hơn so với phụ nữ cùng độ tuổi. Khoai lang rất giàu kali, giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng và huyết áp bình thường. Khi mang thai, lượng máu tăng khoảng 50%. Điều này có thể ảnh hưởng đến cân bằng điện giải và huyết áp của phụ nữ sắp sinh.
Do đó, điều quan trọng là phải tăng lượng kali trong thai kỳ. Cho khoai lang vào chế độ ăn khi mang thai sẽ cung cấp đủ kali và ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp.
8. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Khoai lang không giàu chất sắt nhưng lại có thể ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả. Trong thai kỳ, lượng máu tăng lên đáng kể. Nếu không đáp ứng được nhu cầu sắt tăng lên, nguy cơ bà bầu thiếu máu sẽ xảy ra.
Ăn khoai lang có tốt cho bà bầu không? Khoai lang rất giàu vitamin C – vitamin quan trọng đối với sự hấp thụ sắt. Ăn khoai lang giúp tăng vitamin C trong máu và do đó tăng tốc độ hấp thụ sắt từ thực phẩm khác.
Trên đây là câu trả lời cho bà bầu ăn khoai lang có tác dụng gì. Tiếp theo, cùng xem bà bầu có nên ăn nhiều khoai, khoai lang mọc mầm bà bầu có ăn được không nhé.
Giải đáp các câu hỏi liên quan đến bà bầu ăn khoai lang
1. Bà bầu ăn khoai lang nhiều có tốt không?

Thực phẩm nào cũng vậy, bạn ăn vừa phải sẽ tốt. Việc ăn quá nhiều sẽ khiến bạn bỏ ăn món khác, gây thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể. Về lâu dài bạn sẽ bị thiếu chất, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thêm vào đó, dư thừa chất dinh dưỡng cũng gây hại cho thai kỳ. Như Songkhoepro đã nói ở trên, phụ nữ có vấn đề về thận nên hạn chế ăn khoai lang vì chúng có hàm lượng oxalat cao. Oxalat liên kết với một số khoáng chất như canxi, tạo ra sỏi canxi-oxalat. Điều này có thể gây đau dữ dội, suy giảm thận và túi mật.
Mannitol là một loại đường đặc biệt có trong khoai lang. Loại đường này có thể gây đầy hơi, đau dạ dày và tiêu chảy ở người không dung nạp mannitol.
Khoai lang có chứa một lượng lớn tinh bột. Do đó nếu bạn đang bị thừa cân hoặc bị tiểu đường thai kỳ thì cần thận trọng khi ăn khoai lang.
Ngoài ra, nếu đang điều trị bằng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem bạn có thể ăn khoai lang không. Khoai lang có thể cản trở một số loại thuốc và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
2. Bà bầu ăn khoai lang tím được không?

Được nhé bạn. Khoai lang nấu chín an toàn cho mẹ bầu và thai nhi ở mọi giai đoạn của thai kỳ.
Khoai lang tím, vàng hay trắng chỉ khác nhau ở màu sắc và lượng đường. Chất dinh dưỡng của chúng gần như tương tự nhau nên đều tốt cho mẹ và bé.
>>> Đọc thêm: 16 lợi ích đáng kinh ngạc của khoai lang tím và vàng
3. Khoai lang có thể gây sẩy thai không?

Nếu mỗi ngày bạn nạp hơn 15.000 IU vitamin A trong chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Khoai lang có nhiều vitamin A, vì thế bạn không nên ăn nhiều hơn lượng được khuyến nghị khi mang thai. Nạp nhiều vitamin A trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể liên quan đến dị tật bẩm sinh và sẩy thai.
4. Bà bầu có nên ăn khoai lang sống không?
Không, bạn không nên ăn khoai lang sống. Lý do là lớp ngoài và vỏ khoai chưa nấu chín có thể gây đầy hơi và ợ chua hoặc buồn nôn.
5. Khoai lang mọc mầm bà bầu có ăn được không?
Khi khoai mọc mầm, chất dinh dưỡng đã giảm, ăn cũng không có lợi. Tuy thế, nếu gọt bỏ chỗ mềm, chỗ mầm và chế biến chín, mẹ bầu vẫn ăn được. Song nếu khoai có nhiều đốm đen hoặc nâu, vỏ màu xanh lục, bạn không nên ăn nhé.
>>> Đọc thêm: Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
6. Bà bầu nên ăn khoai lang vào lúc nào?
Bà bầu ăn khoai lang nhiều sẽ gây thiếu hụt chất dinh dưỡng khác. Vì thế, bạn chỉ nên ăn một củ mỗi ngày. Nên ăn vào buổi sáng hoặc trưa vì canxi trong củ khoai lang phải mất 4 – 5 giờ để tiêu hóa.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi bà bầu ăn khoai lang có tốt không. Hy vọng các giải đáp của Songkhoepro sẽ hữu ích cho bạn.
Songkhoepro

Tham vấn chuyên môn: Bác sĩ Lê Thị Hạnh
Chuyên ngành Nhi – sơ sinh
Bác sĩ Hạnh hiện đang làm việc tại chuyên khoa sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai. Xem thêm Hồ sơ chuyên gia!
Trả lời